VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Hát đúm quên mệt nhọc
(Ngày đăng: 27/04/2015   Lượt xem: 301)

Hát đúm là một loại hình dân ca khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng ở mỗi vùng miền, hát đúm lại mang những nét đặc thù riêng. Ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), hơn 10 năm nay, câu lạc bộ hát đúm đã hoạt động rất mạnh.

Quảng Yên vang hát đúm

“Rằng duyên kết bạn mình ơi/ Vào vườn hái quả cau xanh/ Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu/ Trầu này têm với vôi Tàu…”. Những câu hát đúm ở vùng đảo Hà Nam, Quảng Yên đối với người trẻ là sự trao gửi yêu đương thầm kín, tìm cho người yêu, người vợ hiền. Còn với người già, hát đúm còn là sự truyền đạt kinh nghiệm sống, lao động sản xuất hoặc ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên đất nước con người… Hát đúm được giải thích là lối hát dân gian có từ hai đến vài người, tập hợp những người hát đối đáp trong lao động sản xuất trên đồng ruộng, sông biển. Hát đúm phải làm sao cho thật tình tứ, không được dùng lời thô thiển, tục tằn. Phường Phong Hải, (thị xã Quảng Yên) là nơi có thể nói phát triển mạnh nhất loại hình văn nghệ này. Theo người già kể lại, ở Quảng Yên hát đúm đã được du nhập vào thời các vị Tiên Công xuống vùng đảo Hà Nam quai đê lấn biển lập nên các làng xã trù phú như ngày hôm nay. Tương truyền: Năm 1434 có 19 vị Tiên Công ở phường Kim Liên, Thăng Long (nay là Hà Nội) vâng chiếu chỉ của vua mở rộng kinh thành, xuôi xuống vùng bãi bồi, họ thấy tiếng ếch kêu, biết là có nước ngọt… 19 vị này đã quai đê lấn biển lập nên làng xã nơi đây. Và cũng trong thời kỳ này những câu hát đúm ra đời.

Hat dum quen met nhoc
Một buổi sinh hoạt hát đúm tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).     Long Vũ
Hát đúm là hay còn gọi là hát ghẹo, hát đối, hát tụm năm tụm ba… Người dân thường hát trong lúc lao động sản xuất để xua đi mệt nhọc và rồi hát đúm cứ thế được truyền từ đời này, sang đời khác. Hát đúm được nuôi dưỡng bởi chính mạch nguồn văn hóa dân gian. Ông Ngô Đăng Nhuận- nghệ nhân dân gian ở khu 8, phường Phong Hải cho hay: “Hát đúm là một thể loại văn nghệ có từ lâu đời ở đảo Hà Nam. Từ lúc nhỏ chúng tôi thường được nghe mẹ, các chị hát. Xong rồi lớn lên một chút nữa đi chăn trâu, cắt cỏ, cấy lúa, đắp đê lại được các “liền anh”, “liền chị” hát, và rồi từ đó, hát đúm đã ăn sâu và máu chúng tôi. Giờ ngày nào tôi cũng hát đúm. Đặc biệt hơn là chúng tôi hát trong các lễ hội đình, chùa…”. Để tiếp nối truyền thống ấy, năm 2003 câu lạc bộ (CLB) hát đúm thị xã Quảng Yên được thành lập. Trong hơn 10 năm qua CLB đã tích cực trong việc sưu tầm, bảo tồn, giữ gìn làn điệu hát đúm trở thành một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh.

 

Hiện nay, CLB hát đúm có 24 thành viên, phần lớn đã cao tuổi. Mặc dù vậy, những buổi sinh hoạt của CLB vẫn duy trì đều đặn, các thành viên đến với nhau để ôn luyện những lời bài hát cũ, tập những lời bài hát đúm mới sưu tầm và động viên, thăm hỏi lẫn nhau. Thành viên CLB thuộc nhiều thế hệ, trẻ có, già có nhưng tựu trung một điều là họ đều đem mê với nghệ thuật hát đúm.

Phải yêu mới hát hay

Quan điểm

Nghệ nhân Phạm Thanh Quyết
  Hát đúm rất dễ thôi nhưng người ta phải yêu mến nó, nhuần nhuyễn câu hát, ngôn từ thì mới truyền tải đến người nghe, người xem hết những ý nghĩa của những làn điệu cổ này”. 
Bà Phạm Thanh Quyết – nghệ nhân dân gian tỉnh Quảng Ninh cho biết: “CLB hát đúm được thành lập từ năm 2003, trong hoạt động CLB chúng tôi chia ra làm nhiều loại hình, các khu, phường xã ở Quảng Yên chúng tôi đều lồng ghép vào với những buổi sinh hoạt văn nghệ. Hát đúm rất dễ thôi nhưng người ta phải yêu mến nó, nhuần nhuyễn câu hát, ngôn từ thì mới truyền tải đến người nghe, người xem hết những ý nghĩa của những làn điệu cổ này”.

 

Làn điệu hát đúm tuy không làm nóng sân khấu bằng những tiếng nhạc ngọt ngào hay ánh đèn rực rỡ, nhưng khi những làn điệu hát đúm cất lên, nó vẫn cuốn khán giả vào những tầng nghĩa thâm trầm, sâu lắng, tình tứ bởi ngôn từ, ý vị sâu sắc và sự sáng tạo từ mọi khía cạnh của người hát. Người ta hát đúm khi thì đi cấy, đi biển, khi tham gia lễ hội đình, chùa… Không cần sân khấu, ở bất cứ nơi đâu, trong thời gian nào câu hát đúm cũng vang lên.

Hát đúm ở vùng đảo Hà Nam có tới hơn 5.000 câu hát được các vị Tiên Công đã sưu tầm và sáng tác cho phù hợp với những người dân nơi đây. Các cụ bấy giờ đi sông, đi biển nên sáng tác ra những câu hát rất gần gũi như: “Lấy anh thì sướng như vua/ Anh đi kéo chã được cua được càng/ Mang về nấu nấu rang rang/ Gọi em dậy để ăn càng ăn cua...”.

Hát đúm vùng đảo Hà Nam không chỉ có duy nhất do dân gian sáng tác mà mỗi thế hệ lại có chút chỉnh sửa một chút cho phù hợp. Chính vì thế hát đúm Hà Nam ngày càng tạo nên nét riêng và đặc sắc phù hợp với đời sống hiện tại.

                                                                         Theo : danviet.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.459.015
Tổng truy cập: