VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Hoang tàn làng sinh vật cảnh
(Ngày đăng: 22/12/2014   Lượt xem: 281)
Được hình thành từ năm 2005 với diện tích quy hoạch tới 300 héc-ta dọc theo bờ sông Sài Gòn cùng số vốn hàng chục tỷ đồng với mục đích khôi phục, tập trung những hộ dân làm nghề nuôi cá cảnh, trồng sinh vật hoa kiểng của người dân vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. 



Làng sinh vật cảnh bỏ hoang um tùm cỏ mọc

Thế nhưng đến nay, làng sinh vật cảnh ở xã Trung An (huyện Củ Chi) sau nhiều năm đi vào hoạt động vẫn chưa định hình phát triển. Những ngày cuối năm này, tìm về làng nghề, hầu hết những công trình đều đang bị bỏ hoang tàn, ngoài một số chậu cảnh và ít lan trồng kiểng.

Với mục đích tạo công ăn việc làm cùng một nguồn thu ổn định cho những hộ nông dân làm nghề trồng hoa kiểng, nuôi cá cảnh, ban đầu chính quyền địa phương đã cho thành lập Hợp tác xã Hà Quang để cung cấp giống, kỹ thuật cũng như làm cầu nối đầu ra sản phẩm cho người nông dân. Những loại cây kiểng chủ yếu được hợp tác xã đưa tới cho người dân là hoa lan, cây trang trí, hoa cúc, mai… cùng rất nhiều loại cá cảnh như cá chép nhật, cá dĩa, cá Hồng… 

Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động và kinh doanh, nhiều hộ dân ở trong hợp tác xã đã không thu được những hiệu quả kinh tế như mong muốn. Hầu hết những loại bonsai kiểng, hoa lan hay các loại hoa khác đều không đưa được ra thị trường.

Giải thích về điều này, bác Tâm, một hộ dân đang sinh sống ở gần đây cho biết, do nơi này cách xa trung tâm thành phố tới 40 cây số nên việc bán buôn sản phẩm rất khó. Thêm nữa, những người đứng ra tổ chức làng nghề hợp tác xã này thực chất chính là những chủ đầu tư, họ chỉ muốn bán được đất cho người dân chứ họ không phải là những nghệ nhân, những người làm nghề nuôi trồng sinh vật cảnh. Vì vậy, nhiều người làm nghề nuôi trồng ở trong thành phố muốn có không gian để mở rộng kinh doanh nhưng lại không mặn mà với mặt bằng ở làng nghề nơi đây mà họ tự động tìm tới những địa điểm khác, thuận tiện hơn. Chính tâm lý kinh doanh manh mún như vậy của hầu hết những người làm nghề nuôi cá cảnh, nghề trồng sinh vật cảnh đã đẩy làng nghề vào cảnh hoang tàn, đìu hiu và nhiều cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng nhưng lại bỏ hoang, đang xuống cấp nghiêm trọng. 

Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều hộ dân đã thuê đất ở trong làng nghề của hợp tác xã Hà Quang đến nay, khi sản xuất không hiệu quả đã muốn sang nhượng, bán lại cho những hộ khác nhưng lại không có ai đến mua. Lý do chính là bởi con đường từ phía tỉnh lộ 15 chạy vào làng nghề dài chừng một cây số vẫn là đường đất đỏ, mùa mưa thì sình lầy, mùa khô thì bụi mù mịt nên không thu hút được nhà đầu tư. Vì vậy, nhiều người dân đã trót đầu tư tiền của vào nghề nuôi cá, sinh kiểng ở đây đều chịu cảnh thua lỗ mà bỏ nghề, dẫn tới cảnh hoang tàn cỏ mọc um tùm suốt hàng trăm héc-ta đất ở đây.  

Có thể nói, cuối năm chính là thời gian để những người dân mưu sinh bằng nghề nuôi cá cảnh, trồng sinh vật kiểng bước vào mùa làm ăn nhưng khu làng sinh vật cảnh được quy hoạch lớn nhất thành phố lại bị bỏ hoang, tiêu điều với vài ba hộ kinh doanh chính là một sự lãng phí vô cùng.
                                                                          Theo : daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.465.339
Tổng truy cập: