VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Tồn trên 100 tỉ đồng vì sư tử đá Trung Quốc và châu Âu
(Ngày đăng: 31/10/2014   Lượt xem: 278)
Mặt hàng tượng sư tử đá phong cách châu Âu được ưa chuộng. Ảnh: L.Đ.Dũng.

Mặt hàng tượng sư tử đá phong cách châu Âu được ưa chuộng.

Ông Nguyễn Đình Thư, Chủ tịch UBND Q. Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng) cho biết: “Hai tháng trở lại đây, mặt hàng tượng lân và sư tử đá kiểu Trung Quốc và châu Âu ở làng đá mỹ nghệ Non Nước (di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia) không tiêu thụ được, khiến nhiều cơ sở kinh doanh, sản xuất buộc phải cho thợ nghỉ việc, lượng hàng tồn kho trị giá trên 100 tỉ đồng”.

Đây là hệ quả từ việc ban hành công văn 2662 của Bộ VH TT&DL về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam vào tháng 8.2014

Cần cụ thể linh vật vi phạm

Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước hiện có hơn 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ với hơn 3.000 lao động. Trong đó, gần 1.000 người thợ chuyên tạc tượng lân, sư tử nhưng chiếm đến 2/3 thị phần và doanh thu mỗi năm của cả làng nghề.

Hai tháng trở lại đây, mặt hàng này không tiêu thụ được khiến nhiều cơ sở kinh doanh, sản xuất buộc phải cho thợ nghỉ việc, lượng hàng tồn kho trị giá trên 100 tỉ đồng.
 Nghệ nhân làng nghề Non Nước chế tác tượng Phật Quán âm bồ tát. 
Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó giám đốc sở VH-TT&DL Đà Nẵng cho biết: “Việc xử lý các mẫu linh vật ngoại lai tại các cơ sở tôn giáo, đình, di tích đến nay vẫn không gặp khó khăn, trở ngại gì. Nhưng khó khăn của thành phố chính là tình hình sản xuất của làng đá mỹ nghệ Non Nước”.

TP. Đà Nẵng đề nghị bộ VH-TT&DL cần hướng dẫn cụ thể hơn về các tiêu chí để xác định biểu tượng, linh vật như thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam; biểu tượng, tượng linh vật nào không được phép sử dụng tại các địa điểm công cộng để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện, tuyên truyền và định hướng cho việc sản xuất kinh doanh của các cơ sở thủ công đá mỹ nghệ địa phương.

 Ế ẩm, sản xuất ở làng đá Non Nước gần như tạm dừng. 
Đặc biệt, Bộ cần lưu ý xử lý và định hướng các trang web đang quảng bá thiếu căn cứ khoa học về phong thủy và vật phẩm phong thủy, đồng thời quản lý chặt chẽ một số loại tượng linh vật nhập ngoại dưới dạng mậu dịch được thông quan trực tiếp tại các cửa khẩu hải quan.
Đà Nẵng cũng đề nghị bộ VH-TT&DL có giải pháp hỗ trợ cho làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước để có thể vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay, tạo điều kiện chuẩn bị chuyển đổi tổ chức sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Sẽ giới thiệu linh vật Việt 

 Ảnh: Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm.

Thứ trưởng bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên cho biết: “Bộ chỉ khuyến cáo, cấm sử dụng tại các di tích lịch sử, di tích văn hoá, đền, chùa, cơ quan, công sở, ngoài ra không cấm người dân sử dụng các linh vật ngoại lai”.

Việc thực hiện Công văn 2662 là phù hợp với luật Di sản, chắc chắn sẽ có tác động đến các làng nghề làm đá trong cả nước. Bộ cũng đã giới thiệu các vật phẩm, linh vật phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam tại trang web của Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và Triển lãm.

 Ảnh: Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và Triển lãm.
Trong tháng 11.2014, Bộ sẽ tổ chức triển lãm các vật phẩm, linh vật thuần Việt để lãnh đạo các địa phương, ngành văn hoá cả nước cũng như nghệ nhân các làng nghề sản xuất đá có thể tham khảo, tiến hành chuyển đổi sản xuất.
                                                                         Theo : motthegioi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.465.842
Tổng truy cập: