VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Kiến trúc đặc thù miền núi đang thay đổi
(Ngày đăng: 30/10/2014   Lượt xem: 316)

Bao đời nay kiến trúc miền núi phía Bắc với những đặc thù riêng ít đổi thay. Dù ở riêng hay quần cư, biểu hiện dễ nhận thấy là mái nhà sàn hoặc nếp nhà của đồng bào miền xuôi lên khai hoang đều có đặc điểm: Lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng. Kiến trúc nhà ở của đồng bào gắn liền với không gian sản xuất vật chất nuôi sống con người. Đặc điểm của hình ảnh kiến trúc miền núi nông thôn Thái Nguyên nói riêng và khu vực trung du miền núi nói chung là hòa mình vào thiên nhiên và thân thiện với môi trường.


Kiến trúc nông thôn miền núi đã “bắt kịp” miền xuôi, cũng làm nhà ống, cũng bám theo trục lộ giao thông.

Sau những năm đổi mới, những biểu hiện biến động ta dễ nhận thấy của kiến trúc miền núi là sự gia tăng đột biến của dân số; cả gia tăng tự nhiên và cơ học; sự biến động của cơ cấu (trong đó việc tách hộ) diễn ra phổ biến. Nền sản xuất tự cung, tự cấp tạo ra cơ cấu bản, làng theo quần cư luôn có xu hướng vào trong mang tính sinh hoạt cộng đồng cao nay bung ra theo cơ cấu kinh tế thị trường tác động đến việc kiến trúc có xu hướng ra bên ngoài; Đặc biệt là sự biểu hiện các công trình được quy hoạch xây dựng bám theo các trục lộ giao thông.

Bên cạnh đó, các chương trình đầu tư của Chính phủ đã làm cho thu nhập của người dân tăng lên; người dân có điều kiện quan tâm đến xây dựng, đến nơi ở của mình. Mô hình nhà sàn, nhà đất, nhà gỗ với mái lợp ngói ống, mái tranh, mái cọ được thay thế bằng những vật liệu tiếp cận với công nghệ hiện đại: Gạch nung, bê tông; thép, kính... Tập quán ở cũng dần được thay đổi với đường bê tông, nhà vệ sinh tự hoại, bếp ga, tivi, tủ lạnh... và với các phương tiện giao thông cũng dần được cải thiện bằng ôtô, xe máy.

Những yếu tố trên đã tác động mạnh đến bộ mặt kiến trúc và xây dựng ở nông thôn miền núi. Lên các tỉnh phía Bắc hôm nay ta cảm nhận được nhiều sự đổi thay này. Ngoài những yếu tố tích cực, sự đổi thay ấy cũng có những điều làm ta phải suy nghĩ, bởi hình ảnh kiến trúc đặc thù miền núi với đặc trưng của nếp nhà sàn xưa nay thay bằng tôn xanh, tôn đỏ, bằng fibro xi măng. Nơi nơi người ta làm nhà ống, đặc biệt là bám theo trục các lộ giao thông cùng với cửa sắt xếp, con tiện, gờ phào... Kiến trúc với những giải pháp này giải quyết như thế nào để phù hợp thực tế, đáp ứng mục tiêu mới.

Trước thực tế đó, tôi cho rằng cần quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch, việc lập quy hoạch cho các thị trấn, thị tứ, các điểm dân cư, cần quan tâm đến phương pháp lập quy hoạch, hạn chế việc chia lô. Ưu tiên việc khảo sát khu quy hoạch với tiêu chí tôn trọng địa hình, cảnh quan, định dạng các loại hộ theo công năng: Hộ chỉ để ở; hộ ở kết hợp kinh doanh, ở kết hợp canh tác nông phẩm để đưa ra “quy chế” thông báo cho dân tự lựa chọn mô hình quy hoạch ở cho mình. Nhất thiết phải có “khoảng lùi”. Không nên đường đỏ trùng với chỉ giới xây dựng. Phía trước nhà phải có vườn, có cây. Đến khi ta mở rộng đường cũng dễ, đỡ phải đền bù.

Khi có quy hoạch rồi, dân phải biết bằng thông báo, bằng tờ rơi, bằng quy chế quản lý và xây dựng; làm tiêu chí cho tổ, bản, làng văn hóa quy chế nên đơn giản như “Hương ước” của các cụ ngày xưa; Mục tiêu là để nhân dân vào cuộc với mục tiêu “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” như vậy quy hoạch dễ đi vào cuộc sống và mang tính khả thi hơn.

Đối với kiến trúc công trình; đừng né tránh nhà ống vì nhà ống có những ưu điểm không phủ nhận: Bền chắc, vật liệu dễ kiếm, vốn ít; làm bé to đều được; khi có điều kiện thì nâng tầng; mở rộng, mức độ hoàn thiện cũng tùy theo túi tiền của người dân. Đặc biệt, phù hợp với xu thế “tách hộ” phù hợp với xu thế của nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường.

Phương pháp ứng xử, theo chúng tôi nên tổ chức khảo sát thực tế; lựa chọn những công trình xây dựng đánh giá có nhiều ưu điểm: lắng nghe ý kiến người dân; làm mẫu chuẩn với các loại mẫu đa dạng, chuyển cho chính quyền cơ sở hướng dẫn cho dân trên nguyên tắc họ có quyền lựa chọn mẫu thiết kế cho chính mình. Quá trình thực hiện thì phải đảm bảo tính nguyên tắc: Dân cam kết (bằng văn bản) tuân thủ xây dựng theo mô hình công trình tự mình đã chọn và chính quyền cơ sở bám lấy quy chế; cam kết của dân để kiểm tra; Như vậy, quy hoạch kiến trúc nông thôn sẽ có thể phát triển theo định hướng tốt; Quá trình vận hành luôn được rút kinh nghiệm để có một phương án tốt cho quy hoạch và kiến trúc nông thôn trung du và miền núi.

                                                                         Theo : baoxaydung.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.409.219
Tổng truy cập: