VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Chiếc khăn Piêu của người phụ nữ Thái đen nói lên điều gì?
(Ngày đăng: 21/10/2014   Lượt xem: 307)
Mỗi chiếc khăn Piêu là một câu chuyện thể hiện qua họa tiết, sắc màu để nói lên tâm tư, tính cách của mỗi người phụ nữ. Trang phục của người Thái đen và Thái trắng về cơ bản là giống nhau. Nhưng một điểm khác là trong trang phục của người phụ nữ Thái đen thì chiếc khăn Piêu lại mang nét hấp dẫn và độc đáo riêng.
Ngày nay cuộc sống đổi thay nhiều, những nếp nhà sàn của người Thái đen không còn lợp bằng lá thay vào đó là ngói hoặc tôn. Bộ trang phục truyền thống cũng được cải tiến đi nhiều cho phù hợp với công việc lao động sản xuất hàng ngày. Nhưng dù thay đổi thì người phụ nữ Thái đen vẫn không thể thiếu được chiếc khăn Piêu đội trên đầu.


Ảnh minh hoạ, nguồn svhttdldienbien.gov.vn

 Chiếc khăn Piêu là biểu tượng, vẻ đẹp của người phụ nữ Thái đen nên ngay từ nhỏ người phụ nữ đã được bà, mẹ dạy cho cách thêu khăn.

Anh Lương Văn Thiết, cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học, cho biết chiếc khăn Piêu là thể hiện cho người phụ nữ Thái đen: Khăn Piêu là sản phẩm đỉnh cao trong trình độ thêu thùa của người Thái. Khăn Piêu thể hiện sự khéo léo, trình độ thẩm mỹ của con gái Thái.

Ngoài ra thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Thái trên chiếc khăn Piêu. Những họa tiết trên chiếc khăn Piêu là hình những con vật gần gũi trong cuộc sống, hiền lành như con hươu, con bướm, con chim, con voi, thậm trí còn là con hổ và hình mặt trăng và những cây cối như cây dương xỉ. Những hình này còn xuất hiện trê đường diềm trong họa tiết trang phục cũng như trong cuộc sống hàng ngày của người Thái. Hình ảnh đan lát của người Thái cũng xuất hiện trong chiếc khăn Piêu.


Ảnh minh hoạ, nguồn vietnamculture.com.vn

Với người phụ nữ Thái đen ai cũng biết làm khăn Piêu. Nếu một cô gái không biết làm thì bị coi là lười và ít được các chàng trai để ý, thậm chí họ không muốn lấy một người vợ như vậy. Khăn Piêu không chỉ ấn tượng về màu sắc sặc sỡ với những đường nét tinh xảo mà còn làm tôn vinh vẻ đẹp trên khuôn mặt của người phụ nữ. Khăn Piêu còn là một tiêu chí để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người con gái.

Chị Minh Nguyệt, cán bộ bảo tàng Dân tộc học, cho biết: Với cô gái Mường thì cạp váy là thể hiện tiêu chí để đánh giá phẩm hạnh chăm chỉ, tài năng, thì với người Thái đánh giá bằng chiếc khăn Piêu. Chàng trai dựa vào công việc trang trí, thêu thùa để lựa chọn, đánh giá người bạn gái sao cho người  đó là người phẩm hạnh, nết na thể hiện qua công việc.

Từ khi còn bé đến lúc trưởng thành người con gái Thái được người mẹ dạy cho cách thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn. Việc học thêu khăn Piêu đối với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình để chuẩn bị bước vào đời. Đến năm 15, 16 tuổi thì việc thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn đã được thành thạo và các cô gái phải tự tay làm khăn piêu để chuẩn bị đi lấy chồng, khăn piêu là món quà không thiếu để cô dâu tặng gia đình nhà chồng khi về làm dâu.

Qua chiếc khăn piêu có thể biết được chủ nhân của nó là người tài hoa, siêng năng, chịu khó, khéo tay hay là người lười nhác, vụng dại đến mức nào. Khăn Piêu là một vật không thể thiếu đối với đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái, là vật kỉ niệm những ngày trọng đại trong suốt cuộc đời mỗi người, trong cộng đồng dân tộc Thái. Anh Thiết cho biết: Khăn Piêu thường được các cô gái làm tặng cho các bà mẹ chồng trong ngày cô dâu mới về nhà chồng. Ngoài ra cô gái cũng tự làm cho mình. Chính cũng từ chiếc khăn piêu cũng là nơi kết nối chàng trai và cô gái Thái.


Ảnh minh hoạ, nguồn VTV

Khăn Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh... Khăn Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội, đặc biệt khăn piêu còn dùng trong các điệu múa xòe. Mỗi dịp lễ hội được diễn ra, các chàng trai thường tìm cách tỏ tình với các cô gái thông qua việc cướp khăn Piêu. Khăn Piêu không chỉ sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày mà còn được dùng trong việc lễ, việc tang. Khăn Piêu còn dùng làm vật mang theo cho người chết và con cháu phải đội khăn piêu trong tang ma.

Với người Thái đen khăn Piêu đóng vai trò đưa đường chỉ lối cho linh hồn của người chết được siêu thoát lên thiên đàng. Anh Thiết cho biết: chiếc khăn Piêu của Người Thái có vị trí rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của họ: Khi đội khăn Piêu thể hiện cho thần linh che chở trên đầu người ta. Khăn Piêu thể hiện cho sản phẩm của vật chất và tinh thần trong cộng đồng người Thái. Nó là vật biếu tặng linh thiêng để bảo vệ che chở cho linh hồn của cô gái đấy. Họ cho rằng trên đầu của con người có vị thần cai quản tất cả những bộ phận của con người  chúng ta. Thành ra khăn Piêu là nơi bảo vệ cho Hua văn. Hua là đầu, văn là linh hồn. Chính vì thế người Thái rất sợ bị gõ vào đầu.

Cuộc sống hiện đại  nhưng chiếc khăn Piêu vẫn gắn liền với người phụ nữ Thái đen. Khăn Piêu là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời thể hiện bởi bàn tay khéo léo của người con gái Thái đen.  Khăn Piêu trở thành một sản phẩm văn hoá và tinh thần in đậm bản sắc dân tộc Thái đen.
                                                                       Theo : danviet.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.463.698
Tổng truy cập: