VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Lâm “tiền sử” mê đá... tiền sử
(Ngày đăng: 09/06/2012   Lượt xem: 771)

SGTT.VN - Lâm “tiền sử” là biệt danh bạn bè gán cho Nguyễn Đức Lâm. Gọi thế bởi mười năm nay, nhà khảo cổ học nghiệp dư này theo đuổi một đam mê không giống ai: nhặt đá, mà phải là đá “tiền sử”.

tiensu.JPG

Nguyễn Đức Lâm và viên đá cổ.

Tư gia của nhà khảo cổ học gói gọn trong một căn phòng rộng chừng 40m2 và một gác xép nhỏ, chỗ nào cũng có đá. Lâm kể, lúc đầu, chẳng biết tìm đá ở đâu. Dần dà, anh phát hiện, đồ đá có rất ít tại các di chỉ, đào dưới đất hầu như không thấy, nhưng lại tập hợp nhiều dọc theo các con sông, cả trong Nam ngoài Bắc. Những nơi người ta đặt trạm hút cát, sỏi, có khi vét được hàng sọt đá . Dân chuyên lượm đồ cổ để bán lại cho các nhà sưu tập mang về vứt đầy vườn, vì chẳng ai nghĩ những cục đá thô xỉn ấy có “giá”.

Khi bộ sưu tập lớn dần lên, anh mới bắt đầu ý thức rõ hơn về giá trị văn hoá của những cổ vật đá mình sở hữu . Và cũng giật mình nhận ra, cổ vật của thời kỳ đồ đá đâu chỉ có mỗi công cụ lao động thô sơ. Phòng ngủ của anh cũng là nơi cất giữ những cổ vật đá quý giá nhất: hệ thống tượng thờ với đủ hình dáng, bộ sưu tập đồ thờ sinh thực khí phong phú, bộ sưu tập mũi tên với những hoa văn được chạm trổ cầu kỳ, bộ sưu tập trang sức tuyệt đẹp, những chiếc gối đá ôm khít đầu, những bàn tay đá nâng niu bọc trứng, tượng đầu rồng, đầu chim... Đặc biệt hơn cả là bộ nhạc khí với bộ gõ, bộ hơi, cho âm thanh rất chuẩn, được Lâm biểu diễn luôn làm dẫn chứng.

ts2.JPG

Những “tác phẩm” đá cổ

Điều thú vị, hệ thống cổ vật độc đáo này hầu hết được làm bằng đá ngọc. Và trong quá trình thu lượm, Lâm đã cẩn thận chọn những món đồ còn dấu nhựa cây, để khi cần, có thể dễ dàng kiểm tra niên đại . Anh tỏ ý tiếc nuối vì giới nghiên cứu chưa mấy để tâm đến lớp nhựa cây trên cổ vật đồ đá, mà rõ ràng, ở thời kỳ sơ khai ấy, đó là chất liệu sống còn, vừa được sử dụng như lớp men tráng, vừa có tác dụng như một lớp keo gắn kết vững chắc. Một cái tiếc khác là cho đến nay, công tác khảo cổ học dọc theo các con sông vẫn chưa được chú ý. Còn quá nhiều cổ vật quý giá vẫn nằm yên dưới đáy sông, và cất giấu biết bao câu chuyện sống động về con người cũng như nền văn minh thời kỳ đồ đá, một nền văn mình còn khá bí ẩn với chính giới khảo cổ học trong nước.

Không ít người ngạc nhiên khi biết ngày ngày Lâm vẫn cần mẫn “bám” sàn chứng khoán, một thói quen chẳng liên quan gì với đá “tiền sử”. Nhưng, những ai thân thiết với anh thì hiểu, chẳng qua anh lấy chứng khoán nuôi đá “tiền sử”. Có thời người ta đồn, anh đã sang tên một cổ vật quý hiếm cho nước ngoài với giá 10.000 USD. Hỏi chuyện, Lâm cười khì, đem chính cổ vật ấy ra và bảo: Nước ngoài có đến đây thật. Nhưng tôi không bán!

Hương Lan

Trích sgtt.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.463.478
Tổng truy cập: