Tin tức nổi bật
"Giá trị văn hóa - du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam"
(Ngày đăng: 23/10/2012   Lượt xem: 1786)

(Langnghevietnam.vn) -Ban biên tập Làng nghề Việt Nam xin được đăng nguyên văn bài tham luận “Giá trị văn hóa – du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam” của ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

langnghe vdb.jpg

Ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ảnh minh họa)

Kính thưa các quý vị đại biểu, khách quý!

Thưa toàn thể hội nghị!

Tôi rất phấn khởi được thay mặt các đ/c lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch tới dự Hội thảo "Giá trị văn hóa - Du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam". Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Bộ, xin chúc các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các vị khách quý và toàn thể đại biểu trong Hội nghị mạnh khỏe, thành đạt, chúc Hội thảo thành công.

Thưa toàn thể Hội nghị!

Việt Nam đang hội nhập ngày một toàn diện và sâu hơn vào kinh tế - xã hội Thế giới. Cùng với những thành công về thu hút nguồn vốn đầu tư, khoa học công nghệ thời mở cửa, về xuất khẩu nông - lâm - thủy sản, dệt may và một số hàng hóa công nghiệp, tiêu dùng khác... hàng hóa của các làng nghề truyền thống nước ta đã có mặt ở hơn 100 thị trường khu vực, quốc gia trên thế giới. Những sản phẩm của làng nghề truyền thống do người lao động tạo dựng nên là một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế, giới thiệu sinh động về đất nước con người và văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương với bạn bè quốc tế. Và cũng từ đó, du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam trong những năm qua được hình thành và phát triển. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, giải quyết nguồn lao động nông thôn, ven đô mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, là cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Chúng ta có quyền tự hào rằng: Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghề truyền thống với lợi thế nằm trên trục giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông với khoảng 3.000 làng nghề thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí.

Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch và người dân làng nghề truyền thống nơi đón nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội); tranh Đông Hồ, mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), đá mỹ nghệ (Đà Nẵng) cho rằng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp cùng với làng nghề truyền thống hiện nay ở nước ta đã bộc lộ những hạn chế lớn như: cơ sở hạ tầng yếu kém, ô nhiễm môi trường, cơ sở sản xuất phân tán... Các sản phẩm tuy đa dạng nhưng thiếu hấp dẫn, mẫu mã trùng lặp, na ná giống nhau, vận chuyển khó... đó là chưa kể đến những băn khoăn của khách du lịch, người tiêu dùng văn minh khi đặt câu hỏi: chất liệu của sản phẩm có độc hại không? Có ẩm mốc không? Có bong lớp nhũ, sơn khi thời tiết thay đổi không? Những câu hỏi đó chưa có câu trả lời, gọn rõ minh bạch và có trách nhiệm! cùng với nhiều bất cập khác về nghệ nhân, đội ngũ thợ giỏi tuổi đã cao, thẩm mỹ yếu và bị bó khuôn, người lao động thiếu kiến thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong giao tiếp với khách nước ngoài...đã hợp thành một kết quả không vui là số lượng khách du lịch đến Việt Nam tuy đông nhưng lưu trú ngắn ngày, mua hàng ít, tiêu dùng ít và số quay lại lần hai chỉ khoảng 15- 20%. Giá trị văn hóa - du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn ở dạng tiềm năng chưa tạo được bước chuyển, sự hấp dẫn mạnh mẽ... và thực chất là chúng ta đang bị tụt hậu so với một số nước trong khu vực về Du lịch làng nghề.

Chính vì thế, tại Hội thảo này, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch chúng tôi, hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu các bộ, ban, ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà nghiên cứu... trong tìm và ứng dụng các phương hướng, giải pháp, các khâu đột phá và giá trị văn hóa - du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam, bao gồm những lĩnh vực lớn là:

- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước

- Thương hiệu - Thị trường, truyền nghề, phát triển nguồn nhân lực

- Giá trị văn hóa, nghệ thuật và dấu ấn sản phẩm làng nghề, vùng miền, quốc gia chinh phục người tiêu dùng;

- Hợp tác liên kết trong sản xuất - tiêu thụ - du lịch

- Ai là tư lệnh trong toàn bộ chuỗi giá trị văn hóa - Du lịch làng nghề? Giải pháp ra sao, khâu nào là đột phá cho sự phát triển?

Thưa toàn thể Hội nghị

Du lịch làng nghề ở nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có bước phát triển đáng ghi nhận, sản phẩm làng nghề - du lịch làng nghề đã đóng góp tích cực hơn so với tỷ trọng các loại hình du lịch, nhưng phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ được bản sắc, những nét tinh hoa của làng nghề, của dân tộc Việt Nam càng khó hơn và phải trở thành một chiến lược với những dự án khả thi, sự hợp tác đồng bộ và cam kết có trách nhiệm của các cơ quan và người lãnh đạo...

Chúng tôi trân trọng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến trong hội thảo.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp

Trân trọng cảm ơn!

Vương Duy Biên

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.468.213
Tổng truy cập: