Tin tức nổi bật
(29-33)-"Chìa khóa" để sản phẩm làng nghề xuất ngoại
(Ngày đăng: 06/12/2019   Lượt xem: 456)
Mẫu mã, chất lượng, giá sản phẩm… là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) truyền thống. Tuy nhiên, những hạn chế về công nghệ, nguồn nhân lực sản xuất… đang khiến các sản phẩm làng nghề chật vật xuất ngoại. 
 
chia khoa de san pham lang nghe xuat ngoai

Số lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu còn hạn chế

Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về nhóm hàng TCMN. Theo ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đời sống của người dân ở nơi có làng nghề thường cao hơn so với làng thuần nông. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, làng nghề Việt Nam cũng lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, thiếu vốn. Nguyên nhân là do công nghệ sản xuất ở các làng nghề còn lạc hậu, sản xuất manh mún, thiết kế mẫu mã sản phẩm không đa dạng… Đây là rào cản khiến sản phẩm TCMN của các làng nghề Hà Nội kém hấp dẫn trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, hầu hết các sản phẩm TCMN chưa tạo dựng được thương hiệu riêng nên việc xuất khẩu sản phẩm chủ yếu phải thông qua ủy thác, làm giảm lợi nhuận từ các doanh nghiệp trung gian.

Thời gian gần đây, việc đẩy nhanh quá trình hội nhập cũng như nhiều nỗ lực trong xúc tiến thương mại của Việt Nam đã mở ra triển vọng rất khả quan xuất khẩu các mặt hàng TCMN. Thực tế, thị trường xuất khẩu các mặt hàng TCMN làng nghề truyền thống của nước ta đã mở rộng tới 100 quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm giá rẻ với số lượng lớn, cung cấp cho một số nhà bán lẻ lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thời gian tới, sản phẩm TCMN xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các nước trong khu vực. Cùng với đó, sự thay đổi về thị hiếu cũng như tâm lý người tiêu dùng muốn sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, giá thành rẻ… cũng tạo sức ép, khiến một số mặt hàng TCMN cạnh tranh kém.

Đứng trước những vấn đề đó, các làng nghề TCMN muốn đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu buộc phải đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Trong đó, ứng dụng khoa học - kỹ thuật là "chìa khóa" giải quyết các vấn đề về năng suất lao động, chất lượng và giá thành, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tạo phát triển cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, bởi sự yếu kém của cơ sở hạ tầng làm hạn chế khả năng mở rộng thị trường cũng như phát triển sản xuất. Việc cải tạo và xây dựng tốt cơ sở hạ tầng cũng là một trong những biện pháp tạo thuận lợi cho sự đổi mới công nghệ của các làng nghề TCMN.

Cùng với đó, các làng nghề TCMN cần tăng cường hợp tác, liên kết, liên doanh, tổ chức lại sản xuất, áp dụng công nghệ mới, phát triển vùng nguyên liệu, cải tiến mẫu mã và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu… Đồng thời, cần thay đổi nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương; xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường sản xuất, tổ chức các chương trình sản xuất hàng TCMN chất lượng cao; tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở dịch vụ phục vụ khách tham quan, trải nghiệm làng nghề để phát triển hết tiềm năng, thế mạnh truyền thống địa phương mình.

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề nhưng chỉ có một số nhóm sản phẩm có khả năng xuất khẩu gồm: Sơn mài, khảm trai, mây - tre đan, điêu khắc, thêu, ren; nhóm sản phẩm dệt may, gốm sứ. Trong đó, chỉ số ít sản phẩm thủ công nổi tiếng tìm được thị trường xuất khẩu, còn lại hầu hết vẫn tiêu thụ trong nước, chịu sự cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
                                                                    
  
  Theo:  congthuong.vn

Xem thêm:

>>
Hướng đi đột phá của Hiệp hội làng nghề Việt Nam - Tìm đầu ra sản phẩm bằng môi trường đào tạo thiết kế chuyên ngành.
 
                                                                           
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.462.856
Tổng truy cập: