Tin tức nổi bật
Người làm hồi sinh rối cạn Tế Tiêu
(Ngày đăng: 29/09/2018   Lượt xem: 693)

Ở thôn Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội có một phường rối lâu đời, rất nổi tiếng. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp, rối cạn có thời gian tưởng chừng như không thể tồn tại. Bằng niềm đam mê nghệ thuật, ông Phạm Văn Bể, ngoài 90 tuổi đã dành cả cuộc đời mình để phục dựng lại thành một CLB rối đầy triển vọng. 

Người làm hồi sinh rối cạn Tế Tiêu

Ông Phạm Văn Bể bên con rối cạn ở Tế Tiêu.

Lai lịch làng rối

Theo ông Phạm Văn Bể - Trưởng phường rối ở thôn Tế Tiêu, nghề chơi rối ở Tế Tiêu đã có lịch sử hình thành cách đây hơn 400 năm. Tuy nhiên, vào năm 1930, do sưu cao thuế nặng, nạn đói xảy ra liên miên, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả, một số cụ phải bỏ làng, bỏ con rối ra mưu sinh nơi khác, chỉ còn một mình cụ Lê Năng Nhượng mang theo một số con trò rối cạn xuống Hải Phòng đi biểu diễn cho các làng và trường học lúc đó. Vừa gắn bó với nghề, vừa kiếm kế sinh nhai.

 Năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, phường rối tạm thời ngừng hoạt động. Năm 1956 - 1962, niềm vui được nhân đôi khi phường rối hoạt động trở lại. Vậy nhưng đang lúc phường rối “nổi đình nổi đám” thì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra, thế là những nghệ sĩ rối nông dân ở phương rối Tế Tiếu lại phải tạm rời xa những tích trò biểu diễn, lên đường chiến đấu. 

Sau khi đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Phạm Văn Bể trở về quê hương và gặp lại cụ Lê Năng Nhượng “trưởng phường rối năm xưa” học thêm về cách tạo hình và các tích trò biểu diễn con rối. Sau một thời gian “mài đục rũa cưa” cho cụ Nhượng, thấy  ông có năng khiếu, nhiệt huyết, cụ đã truyền nghề. Từ đây, ông đã cùng với cụ Lê Đăng Nhượng tạo hình các con rối để diễn theo tích cổ nhằm phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu của quân dân huyện nhà. 

Trăn trở 

Lúc bấy giờ, nòng cốt của phường rối chỉ có 12 diễn viên bao gồm các ông bà Lê Tiết Nhiễu, Lê Sơn Tùng, Nguyễn Thế Lừng, Nguyễn Thế Bảo, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Chín, Phạm Văn Chuông và một số anh em thanh niên. Đó đều là những người cùng làng, chung nhiệt huyết, niềm say mê, dù chẳng dư giả gì về thời gian cũng như tiền của nhưng họ vẫn say mê tập trò, làm rối.

 Tháng 5/2010 CLB múa rối Tế Tiêu được thành lập gồm 20 thành viên với 1 chủ nhiệm, 1 phó chủ nhiệm, 1 nhạc công, 3 thoại hát, 12  diễn viên. Cùng với thời gian là sự phát triển, ông Bể đã cùng với CLB đi biểu diễn phục vụ người dân ở các huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa… Qua nhiều năm tháng biểu diễn phục vụ, các tích trò rối cạn được khán giả yêu thích nhất là: “Lý Thường Kiệt đọc hịch”, “Leo dây ảo thuật”, “Thợ cấy hát ví với thợ cày”, “Múa rồng mừng ngày hội”... 

Hoài tưởng về nghề rối ở Tế Tiêu ông Bể vẫn còn nhiều điều day dứt lắm. Ông bảo, rối nước là bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc được cha ông sáng tạo nhiều đời. Mỗi tích trò, mỗi hình ảnh của rối đều nhằm diễn tả, ca ngợi cuộc sống lao động bình dị của nhân dân lao động. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn chưa được quan tâm thỏa đáng…

Ông Bể mong muốn chính quyền địa phương và Bộ VHTTDL sớm có chính sách, đánh giá thỏa đáng. “Cả đời tôi với 56 năm miệt mài làm nghệ thuật truyền thống, 60 tấm bằng khen, giấy khen các loại mà khi ở tuổi “gần đất xa trời” vẫn chưa được công nhận là nghệ nhân”- ông Bể ngậm ngùi.    
                                                                                            Theo:  daidoanket.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.457.174
Tổng truy cập: