Tin tức nổi bật
Phát hiện dấu tích người Việt cổ ở thung lũng Thần Sa
(Ngày đăng: 26/08/2018   Lượt xem: 650)

Thời hậu kỳ đá cũ (văn hóa Vi Sơn cách ngày nay 10.000-23.000 năm), con người đã phân bố khá rộng và khá đông trên trên đất nước Việt Nam. Ở giai đoạn này, tiêu biển có văn hóa Ngườm và văn hóa Sơn Vi song song tồn tại thuộc 2 kỹ nghệ khác nhau đó là văn hóa Sơn Vi với kỹ nghệ cuội ghè và văn hóa ngườm gắn liền kỹ nghệ mảnh tước.

 

  •  

  •  

  •  

  •  

Phát hiện dấu tích người Việt cổ ở thung lũng Thần Sa

                                Mái đá Ngườm đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Nền văn hóa cổ ẩn sâu trong hang đá

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở khu vực Thái Bình Dương. Con người đã xuất hiện khá sớm trên đất nước Việt Nam, bằng chứng là phát hiện răng người vượn ở hang Thẩm Ồm (Qùy Châu, Nghệ An) khoảng 14 vạn năm trước. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy có sự sinh sống của người khôn ngoan đầu tiên ở Việt Nam khoảng 10 vạn năm trước và khoảng 2 vạn 8 nghìn năm trước đã có đồ đá của người nguyên thủy.

Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy dấu vết của người vượn Homo erectus (là một loài người tuyệt chủng với chứng cứ hóa thạch sớm nhất đã biết có niên đại khoảng 1,8 triệu năm trước và hóa thạch gần đây nhất đã biết khoảng 143.000 năm trước) trong một số hang động ở Lạng Sơn và Nghệ An.

Nhắc tới văn hóa Ngườm phải kể tới Khu di tích khảo cổ thung lũng Thần Sa (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Chính trong hang động tại nơi này, từ thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước, các nhà khảo cổ đã phát hiện và phân định được một nền văn hóa mới- văn hóa Thần Sa có niên đại trên dưới 3 vạn năm, lần đầu tiên tìm được ở Đông Nam Á, thu hút sự chú ý đông đảo các nhà khoa học trong nước và trên thế giới.

Công cụ sản xuất của người Ngườm tìm thấy ở Thần Sa (Thái Nguyên)

Hàng chục ngàn hiện vật ở khu vực Thần Sa với những công cụ cuội được ghè đẽo như mảnh tước, rìu tay, công cụ chặt hình núm cuội, công cụ chặt 2 lưỡi, công cụ hình sừng bò. Đặc biệt việc tìm thấy 3 bộ xương người cổ được mai táng ở Mái Đá Ngườm, xóm Kim Sơn là minh chứng rõ ràng nhất của loài người tại đây. 

Mái Đá Ngườm nằm trên sườn dãy núi Ngườm thuộc bản Trung Sơn, xã Thần Sa. Đây là mái đá khổng lồ cao chừng 30m, rộng 60m, sâu 12m, cửa hang hướng Bắc được phát hiện vào năm 1980. Hố khai quật di chỉ Ngườm cho thấy có 4 địa tầng văn hóa khảo cổ. Những di chỉ đá đặc trưng của các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi ở tầng 1,2. Ở tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của người Ngườm. Và ở tầng thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung và Ngườm. 

Những hiện vật gồm nhiều đồ đá làm bằng cuội như hòn ghè, nạo, mũi nhọn, công cụ hòn cuội, rìu ngắn, rìu mài lưỡi; đục và rìu bằng xương và nhiều mảnh gốm thô. Ngoài ra còn có di cốt người trong hai ngôi mộ và nhiều xương răng động vật. Những hiện vật này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của loài người ở Việt Nam. Điều này cũng chứng minh rằng tại đây đã tồn tại một nền văn hóa cổ gọi là văn hóa Thần Sa. Đây là nền văn hóa cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông Nam Á.

Tư liệu khảo cổ học cho thấy niên đại hậu kỳ đồ đá cũ đến đầu thời đại đồ đá mới kéo dài chừng 19.000 năm trước. Và kỹ nghệ Ngườm nổi bật là chế tác và sử dụng công cụ mảnh tước nhỏ có tu chỉnh làm công cụ lao động.

Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống thành bộ lạc

Văn hóa hậu kỳ đá cũ được gọi là văn hóa Sơn Vi (20.000-12.000 TCN), tên địa danh phát hiện đầu tiên thuộc xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ vào năm 1968. Đến nay, hơn 140 địa điểm Văn hóa Sơn Vi được phát hiện bao trùm các vùng thuộc Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị.

Theo các bằng chứng khảo cổ học, người nguyên thủy- chủ nhân của Văn hóa Sơn Vi sống thành từng bộ lạc. Họ chủ yếu sống ngoài trời trên các đồi gò trung du ở trung lưu sông Hồng, thượng lưu dông Lục Nam, thượng lưu sông Hiếu. Chỉ một số ít sống trong hang động... Công cụ sản xuất của họ đều làm từ đá cuội sông suối, ghè đẽo một mặt là chính, vết ghè trên một rìa cạnh tạo ra công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, phần tư viên cuội, hai hoặc ba rìa; cùng với một số công cụ mảnh tước kém định hình. Cư dân Văn hóa Sơn Vi chưa biết đến kỹ thuật mài công cụ đá và làm gốm, hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắn và hái lượm, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi.

Đáng chú ý tại Thanh Hóa, các bộ lạc chủ nhân văn hóa Sơn Vi đã được tìm thấy ở các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Hà Trung, Bá Thước và nhất là cụm di tích ở xã Hạ Trung (huyện Bá Thước). Tại di chỉ Mái đá Điều được phát hiện năm 1984 (thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá Thước), chỉ trong 4m2 hố khai quật đã thu được hơn 300 hiện vật thuộc thời đại cũ. Trong các năm 1986- 1989, do tầm quan trọng của di tích này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với Bungari tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hóa Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước, với bốn công cụ bằng xương thú.

Phục dựng người thượng cổ Việt Nam

Đặc biệt tại đây tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có một mộ song táng, có hai bộ xương chớm hóa thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hóa Vi Sơn. Người vượn đã sinh sống ở Mái đá Điều, các cư dân nguyên thủy sống trong các hang Thung Khú (làng Man), hang Ma Xá, mái đá nước, hang Anh Rồ, đã tạo thành một cụm di tích có niên đại từ hậu kỳ đá cũ đến văn hóa Hòa Bình, thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa). 

Năm 1989, các hang Lang Chánh 1,2,3 thuộc xã Lâm Sa, huyện Bá Thước được các nhà khảo cổ học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu. Hiện vật phát hiện ở các di chỉ này chủ yếu là công cụ bằng đá gồm các loại như mảnh tước đã tu chỉnh, rìu ngắn, công cụ 1/4 viên cuội, công cụ có rìu lưỡi ngang được xác định là công cụ của chủ nhân văn hóa Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hóa Hòa Bình. 

Khoảng 1 vạn năm trước có văn hóa Hòa Bình, khoảng 2 vạn 1 nghìn năm trước có văn hóa Sơn Vi (có). Những di tích thuộc văn hóa Sơn Vi được phát hiện trên diện rộng từ Lào Cai phía Bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở phía Đông

                                                                                           Theo: phapluatxahoi.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

22
Đang xem:
72.462.418
Tổng truy cập: