Tin tức nổi bật
Làng dệt Bảy Hiền trứ danh ở Sài Gòn sắp thành dĩ vãng
(Ngày đăng: 02/10/2015   Lượt xem: 806)

Hơn 20 năm trước, làng dệt Bảy Hiền vang danh là nơi cung ứng vải nhiều nhất cả nước. Nhưng giờ đây, số hộ theo nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo nhiều người dân nơi đây kể lại, vào những năm 60 của thế kỷ trước, do chiến tranh và thiên tai tàn phá ác liệt nên nhiều người con ở huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) đã rời quê hương vào Sài Gòn và mang theo nghề dệt vải của cha ông vào lập nghiệp.

Lúc đó, khu vực này có đến hơn 90% cư dân (sống tại các phường 11, 12 và 13 của quận Tân Bình ngày nay) là người con xứ Quảng, tạo ra một “xứ Quảng thu nhỏ” giữa lòng thành phố.

 Vào những năm 80 và đầu thập niên 90, dệt Bảy Hiền phát triển đến mức cực thịnh. Toàn phường 11 có hơn 4.000 hộ thì có đến 1.700 hộ làm nghề dệt, thu hút gần 4.000 lao động, tổng sản lượng của làng dệt làm ra lên đến 35 triệu mét vải mỗi năm.

Những năm 1993 trở về sau, vải Bảy Hiền không đủ sức cạnh tranh với vải Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp hơn nên thị phần dần bị thu hẹp khiến ngành dệt chựng lại.

Thời kỳ suy thoái của làng dệt vào những năm 1995 – 1997. Do cách làm ăn của người dân làng dệt còn mang tính nhỏ lẻ, không có sự đoàn kết nên không thể “đánh bật” được hàng nhập ngoại.

Vốn là một người thợ dệt di cư vào ngã tư Bảy Hiền cùng gia đình từ năm 1971, anh Thanh Hùng (ngụ đường Võ Thành Trang, P.11, Q.Tân Bình) cho biết: “Thời điểm cách đây mấy chục năm, đứng ở làng dệt dù gần nhau, nói chuyện cũng không nghe thấy gì vì nhà nào cũng làm nghề khiến không khí lúc nào cũng khẩn trương, ồn ào tiếng máy. Bây giờ làng dệt Bảy Hiền chỉ còn được biết tiếng, chứ hàng ngàn hộ dệt ngày ấy nay chỉ còn lại vài ba gia đình làm riêng lẻ. Hơn chục năm nay, hàng trăm hộ bỏ nghề, tháo dỡ máy gỗ chất thành đống hoặc đem làm củi.”

Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Những người con đất Quảng mang cái nghiệp đã có truyền thống ngàn đời ở quê hương vào Nam phát triển, tạo nên một làng nghề lớn giữa đất Sài Thành lúc bấy giờ.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Với những cơ sở sản xuất theo kiểu truyền thống, ít sự tham gia của máy móc thì người thợ phải làm việc cật lực để cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh, ưng ý.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Những sợi tơ óng ánh làm nên các sản phẩm dệt Bảy Hiền một thời vàng son.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Người thợ dệt gỡ rối đoạn tơ.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Dưới sức nóng hầm hập của tấm tôn dày cộng với tiếng ầm ầm của máy nổ, người thợ với mồ hôi nhễ nhại trên đôi lưng trần vẫn siêng năng, cần mẫn làm việc.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
 “Bây giờ, những cơ sở sản xuất nào có điều kiện người ta đều chuyển sang dùng máy hơi nước hoặc máy kim hết rồi. Chỉ có cơ sở của tôi và một vài chỗ khác còn sử dụng máy móc truyền thống thôi.”, anh Hồ Văn Phước, chủ cơ sở sản xuất ở 133c, Võ Thành Trang, P.11,Q. Tân Bình cho biết.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Với những chiếc máy gỗ thủ công, người thợ phải chăm chú theo dõi để gỡ những sợi tơ bị mắc vào thanh gỗ.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Một vài cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ còn dùng chiếc máy gỗ thủ công này. Với đặc điểm là chi phí giá thành thấp nhưng năng suất không cao.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Năm 2001, phong trào thay đổi máy móc dệt từ dệt khung gỗ sang máy móc của Trung Quốc nở rộ, ai cũng nghĩ sẽ sống lại ngành dệt. Mặc dù giá thành rất cao, nhưng họ cũng bấm bụng thế chấp nhà cửa để mua một máy móc Trung Quốc. Sản xuất ồ ạt nên sản phẩm làm ra nhiều khiến hàng tồn đọng, tiền gia công từ 5.000 đồng/mét hàng xuống còn 800 đồng/mét. Vậy là tiền bán sản phẩm không đủ bù vào tiền mua máy, tiền công thợ nên nhiều hộ thua lỗ thảm.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Nghề dệt là minh chứng cho đức tính chịu thương chịu khó của người dân xứ Quảng. Trải qua bao thăng trầm, họ vẫn cố gắng lưu giữ nghề truyền thống của cha ông.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Các hộ gia đình còn bám giữ nghề ở làng dệt Bảy Hiền cố gắng cải tiến máy móc để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Những cuộn tơ dệt trắng mịn ở làng dệt Bảy Hiền.
Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang
Những chiếc máy kim hiện đại dần thay thế những chiếc máy gỗ thủ công

Lang det Bay Hien tru danh o Sai Gon sap thanh di vang

Những gia đình gắn bó với nghề dệt cho biết, việc làng dệt Bảy Hiền đang dần “mất tiếng” khiến người dân cảm thấy tiếc cho một làng nghề. Họ mong sớm có chính sách hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, cải tiến trong khâu sản xuất, mẫu mã để nâng cao sức cạnh tranh và cần xây dựng một mô hình kinh doanh phù hợp, tập trung, hợp tác theo hướng hợp tác xã... để giữ lại những hộ gia đình đang sản xuất nhỏ lẻ.
Theo: phunuonline.com.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.458.605
Tổng truy cập: