Tin tức nổi bật
Làng đúc đồng duy nhất ở Sài Gòn
(Ngày đăng: 04/07/2015   Lượt xem: 776)
Vốn là một làng nghề nổi tiếng, với hơn 40 lò đúc từ trước năm 1975, ngày nay, làng đúc đồng An Hội chỉ còn 5 cơ sở, nằm khiêm nhường trên đường Nguyễn Duy Cung (P12, Gò Vấp)


Đắp đất sét trộn với tro trấu để tạo khuôn

Một chiếc lư đồng ra đời phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là đắp khuôn với 2 lớp đất và 1 lớp sáp. Đất dùng cho công đoạn này là đất sét Bình Dương được xay nhuyễn trộn với tro trấu. Lớp đất ở trong có công dụng tạo hình. Lớp ngoài làm láng mặt và chịu lực. Giữa hai lớp đất là lớp sáp có tác dụng tạo độ dày và tạo hoa văn cho sản phẩm.

Sau khi khuôn thành hình sẽ được đưa vào lò nung. Song song với thời điểm nung khuôn, lò nấu đồng cũng bắt đầu lên lửa. Thời gian đốt lò phải được tính toán cẩn thận sao cho khi khuôn chín thì đồng cũng sử dụng được để đổ vào khuôn. Tất cả đều được thực hiện thủ công, dựa trên quan sát và kinh nghiệm của người thợ.


Công đoạn đắp sáp

Khi đồng đã nguội, khuôn đất được đập bỏ. Sản phẩm sẽ được hoàn chỉnh bằng cách chạm khắc hoặc hàn ở những chi tiết hoa văn bị khiếm khuyết. Sau cùng, mang đi đánh bóng và tiêu thụ.

Ông Năm Toàn - chủ cơ sở đúc đồng Năm Toàn cho biết, mỗi tháng chỉ đổ khuôn 2 lần. Mỗi lần khoảng 100 bộ lư.


Lớp sáp quyết định độ dày và hoa văn của sản phẩm

Lư đồng An Hội có loại lư tròn và lư vuông. Mỗi loại lại có các kích cỡ khác nhau từ khoảng 4 đến 7 tấc. Theo ông Năm Toàn, sản phẩm được gửi đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành miền Tây và miền Trung. Ở vùng sâu, xa, bà con chuộng loại lư trơn do dễ chùi rửa. Những kiểu lư cầu kỳ, chạm khắc rồng phượng lại được người dân ở phố thị chọn mua.



Đục, giũa để hoàn chỉnh chi tiết

Lư đồng cũng có mùa bán nhanh, bán chậm. Tuy vậy, các chủ lò vẫn phải duy trì đều đặn để thợ có việc làm và trữ hàng cho dịp Tết là lúc nhu cầu thị trường tăng. Thu nhập trung bình của mỗi thợ khoảng 5 triệu một tháng.

Cả Tp.HCM hiện nay, đúc lư đồng chỉ còn mỗi khu vực làng nghề An Hội. Nhu cầu thị trường tăng nhưng nhiều cơ sở dần đóng lò, bỏ nghề vì quá vất vả. Cùng một diện tích mặt bằng, nhưng chuyển sang hình thức kinh doanh khác như cho thuê nhà trọ hay buôn bán, thu nhập ổn định lại nhàn hơn.


Lư đồng thô, chưa qua đánh bóng

Vắng xa cái không khí nhộn nhịp hào hứng khi xưa. Nhưng cái lòng giữ nghề, lửa say nghề vẫn âm ỉ cháy. 5 cơ sở đúc lư đồng còn trụ tại An Hội đến nay đều là anh em, bà con với nhau. Nhân công của các cơ sở phần nhiều cũng là vợ, con, dâu, rể trong gia đình. Còn trụ được giữa biến động xoay vần là nhờ cái lòng yêu nghề, không muốn cái tâm sức cha ông đến mình thì bị mai một đi, ông Năm Toàn chia sẻ.

                                                                                               Theo: phapluattp.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.465.374
Tổng truy cập: