QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Hành trình thăm Làng Gốm Thanh Hà - Hội An
(Ngày đăng: 06/03/2012   Lượt xem: 807)

   Nằm cách Hội An 3Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam . Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.

   Với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi.

   Hành trình đến thăm làng gốm Thanh hà nếu không có bảng chỉ dẫn “Làng Gốm Thanh Hà” thì có khi sẽ không biết là đã đến làng gốm, bởi nhìn thoáng qua chỉ thấy làng giống những ngôi làng bình thường khác, không có nét gì đặc sắc. Nhưng đi sâu vào làng thì quang cảnh làng gốm dần hiện ra rõ nét và cũng rất sinh động...

làng gốm Thanh Hà

Người Thanh Hà cho biết, làng chỉ có khoảng 20 đến 25 nhà làm gốm, chứ không phải tất cả . Vào trong làng, đi được vài nhà mới thấy 1 lò nung gốm, mà đường vào thì quanh co, khúc khuỷu, có khi vào được mà quên cả đường ra !

Vật liệu làm gốm chỉ có đất sét, đất này được bà con làm gốm mua lại chứ không phải khai thác tại Thanh Hà. Đất sét mua vềđược gọi là “Đất sống”, vì mới mua về nó còn khô, chưa thể dùng để nặn ngay các vật dụng.

   Đất sống được làm nhỏ ra, càng nhỏ càng tốt, và phải đều nữa, người làm gốm còn phải tiến hành loại các tạp chất ra để đất sét trở thành "sạch sẽ, tinh khiết" nhất… Có như vậy mới có được các sản phẩm chất lượng nhất vì khi lẫn tạp chất thì việc nhào nặn sẽ rất khó khăn, hơn nữa, độ bền , và màu của sản phẩm gốm sẽ rất kém….

   Sau khi đất sống đã được làm nhỏ, thì đổ 1 lượng nước vừa đủ vào, ủ sao cho nước hòa vào đất, đất giữ nước, rồi làm thành 1 tảng thật to; tiếp theo là cắt tảng đất sét to đó ra thành từng lát mỏng.

cái dao dùng để cắt đất sắt làm gốm.

Dao dùng để cắt đất sét làm gốm.

Trong quá trình cắt từng lát mỏng, các tạp chất còn sót lại tiếp tục được loại bỏ đi. Người thợ dùng chân mình giẫm lên những lát đất mỏng, giẫm cho đến khi bàn chân cảm nhận được sự mềm mại của đất sét sẽ chuyển qua công đoạn nhào trộn bằng tay.

Và như thế, đôi bàn tay lại tiếp tục với những cục đất sét, đến khi đủ độ “chín” cho nó thì ngừng.

Công đoạn nhào trộn đất sét bằng tay

Công đoạn nhào trộn đất sét bằng tay

   Công đoạn nặn hình đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ, chính đôi bàn tay này đã gửi cái hồn vào mỗi sản phẩm gốm. Những con Tò He được bày bán ở Hội An đều do chính những đôi bàn tay này làm nên, cũng cùng một loại là con rồng, nhưng mỗi con nhìn kỹ, sẽ thấy sự khác nhau trong đó . Thời đại máy móc hóa vào những đồ thủ công, nhìn sản phẩm nào cũng như nhau, chính việc các sản phẩm gốm này được làm thủ công đã tạo nên sự thích thú và trân trọng đối với những thứ do chính bàn tay con người làm ra. Chúng mang cái hồn, và cả sự nâng niu, trân trọng của người thợ nơi đây.

Những chú tò he hình các loài vật ngộ nghĩnh

Đèn trang trí một trong những sản mang phong cách hiện đại

   Sản phẩm làm ra được xuất khẩu đi Nhật, Indonesia, được đặt trong các khách sạn, resort trong và ngoài nước. Mẫu mã đèn với nhiều chủng loại được cách điệu khá bắt mắt, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Công việc khá công phu và tốn nhiều thời gian, ngoài hiệu quả kinh tế từ gốm mang lại, còn duy trì ngọn lửa yêu nghề đối với người dân Thanh Hà.

    Nguồn: Diễn đàn Người  Hội An

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.407.807
Tổng truy cập: