QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Làng chạm bạc Châu Khê
(Ngày đăng: 26/08/2011   Lượt xem: 1187)

Địa chỉ

xã Thúc Kháng Huyện Bình Giang, Hải Dương
Giới thiệu về Làng chạm bạc Châu Khê

 Cho đến bây giờ làng nghề làm vàng bạc này đã có lịch sử tồn tại trên 500 năm, bắt nguồn từ Lưu Xuân Tín,quan thời vua Lê Thánh Tông

Cho đến bây giờ làng nghề làm vàng bạc Châu Khê, thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử tồn tại trên 500 năm, bắt nguồn từ Lưu Xuân Tín, quan Thượng thư bộ Lại dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1494) có công khởi dựng nghề đúc bạc nén của làng.

1634496917507031250.jpg

Là quan Thượng thư bộ Lại, nhưng Ông Lưu Xuân Tín rất được triều đình nhà Lê tín nhiệm, giao cho trọng trách lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thăng Long, bởi thời điểm ấy bạc nén là đơn vị thay thế tiền tệ trong mọi hoạt động kinh tế, buôn bán, trao đổi của Xã Hội . Được triều đình dành cho đặc quyền, Lưu Xuân Tín đã ưu tiên cho người làng ông lên Thăng Long lập xưởng đúc bạc tại phường Đông Các. Dần dần, từ nghề đúc bạc, những người thợ Châu Khê đã phát triển lên nghề làm đồ trang sức vàng bạc (còn gọi là Kim Hoàn). Kể từ đó, nghề làm vàng bạc Châu Khê trở nên lừng danh không chỉ ở Hải Dương mà còn lan truyền đến Hà Nội, nơi nổi tiếng với tên phố Hàng Bạc, tập trung rất nhiều thợ làm vàng bạc vùng này. Người ta sản xuất, buôn bán bạc, kể cả đổi bạc nén lấy bạc vụn làm nguyên liệu . Cho nên vào những năm đầu thế kỷ XX, phố này còn có tên tiếng Pháp: Rue des Changeus (phố đổi bạc).

Ngày nay, khi qua phố Hàng Bạc ở Thủ đô Hà Nội, có vài địa điểm: số nhà 58-xưa là Tràng Ðúc bạc nén; số nhà 50 (trước là Ðình Thượng) và số 42 (là Ðình Hạ)-xưa là Ty Quan (cơ quan đại diện của Triều đình) thu nhận bạc nén thành phẩm . Người Châu Khê làm việc ở đây khá đông, tới mức đóng thuế đinh 300 suất (vào cuối thế kỷ XIX). Ngoài hai ngôi đình họ còn mua thêm đền Nội Miếu của phường thợ giầy Tam Lâm (phường Hài Tượng). Ðó là những nơi hội họp và thờ thành hoàng của họ (gọi tên chữ là "Châu Khê vọng sở").

Không phải là người đầu tiên tìm ra kỹ thuật sản xuất đồ Kim Hoàn, nhưng người Châu Khê có công lớn trong việc biết kết hợp sự khéo léo của đôi bàn tay, sự sáng tạo của trí tuệ, bí quyết riêng của bản thân với kỹ thuật làm vàng cổ truyền để cho ra đời những sản phẩm hoàn thiện nhất, tinh tuý nhất . Họ không chỉ mang đến cho người sử dụng trang sức lộng lẫy và trang trọng, mà còn góp phần duy trì làng nghề truyền thống của cha ông và sự phát triển nghề Kim Hoàn ở Việt Nam. Đặc biệt trong khoảng gần 100 năm trở lại đây, làng nghề Châu Khê đã đạt tới đỉnh cao về kỹ thuật sản xuất, chất lượng và số lượng sản phẩm vàng bạc trong cả nước.

(Nguồn lukhach24h.com)
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.464.701
Tổng truy cập: