QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Du lịch làng nghề miền Trung chưa xứng tầm
(Ngày đăng: 26/08/2011   Lượt xem: 473)

Du lich lang nghe mien Trung chua xung tam
Làng trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa Mã Châu, bao giờ mới có thương hiệu

Câu hỏi "đầu tiên"!

Ngay từ năm 2000, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các ngành chức năng lập đề án đưa làng nghề vào khai thác du lịch . Trong 18 làng nghề hiện có, Kim Bồng (mộc), Mã Châu (tơ tằm), Phước Kiều (đúc đồng) và Thanh Hà (gốm) là 4 làng nghề "danh giá" nhất được chọn đầu tiên. Xong đề án, nhưng kẹt… kinh phí, đành gác lại chờ.

Trong khi đó, sự mai một của các làng nghề ngày càng nhanh. Làng đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn) là một ví dụ. Các nghệ nhân lão làng giỏi nghề lần lượt qua đời, sản phẩm bị nhái mẫu, lai tạp, sản xuất đình trệ.

Dự toán ngân sách phân bổ để khôi phục làng nghề này chỉ 300 triệu đồng, nhưng kinh phí xây nhà trưng bày hiện vật đồng đúc đã ngốn hết hơn 80% số này . Vì thế, viễn cảnh du khách nườm nượp đến thăm làng, mua các sản phẩm chỉ có trong… mơ!

Huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cũng từng xây dựng đề án phát triển du lịch làng nghề dệt tơ tằm Mã Châu, nhưng đến nay vẫn chưa thành. Có lần, đoàn cán bộ địa phương ra Vạn Phúc (Hà Tây) để học hỏi kỹ thuật dệt lụa. Nhìn lụa Vạn Phúc đẹp, mượt mà, người Mã Châu rất "thèm", nhưng đành chịu vì thiếu tiền mua công nghệ xử lý vải sau khi dệt.

Để khôi phục và phát triển HHH một làng nghề, ngân sách phần lớn được rót từ Chương trình mục tiêu Phát triển làng nghề của Bộ Công nghiệp, số còn lại từ UBND các tỉnh, thành. Do phải qua nhiều công đoạn, nặng về xin-cho, cơ chế này vô hình trung đã cản trở ngành du lịch các địa phương.

Đỏ mắt tìm thương hiệu

Ông Hồ Việt, nguyên trưởng đại diện Văn phòng Tổng cục Du lịch tại miền Trung, cho rằng kinh phí là quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là sản phẩm . Du lịch làng nghề thực sự vẫn chưa có một thương hiệu đúng nghĩa, nhiều nơi còn không bảo vệ được "tiếng thơm" mà làng nghề mình đang có.

Bình Định có làng nấu rượu Bàu Đá nổi tiếng. Vài năm trước, một doanh nghiệp ở Đà Nẵng nhận ra giá trị cái tên Bàu Đá, nên nhanh chân gom thầu sản phẩm rượu Bàu Đá rồi đăng ký thương hiệu để độc quyền kinh doanh. Mất của tới nơi, tỉnh Bình Định đành thương lượng để được "trả lại tên cho em".

Bàu Đá nổi tiếng mà còn thế, thì làng nón Gò Găng, nem Chợ Huyện…, bao giờ du khách mới biết đến?!

Nhờ thuận lợi về vị trí địa lý và nhanh nhạy, người dân làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) đã sớm tạo được thương hiệu, tổng doanh thu mỗi năm từ 25 đến 30 tỉ đồng. Thế nhưng, việc sản xuất ồ ạt tạo nên tình trạng cung vượt cầu, dẫn tới ép giá, chém đẹp khách . Người dân Non Nước đã khiến làng nghề của chính họ mang tiếng xấu. Tương tự, tình trạng "treo đầu dê bán thịt chó" cũng làm mờ nhạt tên tuổi làng đúc Phước Kiều.

Thừa Thiên - Huế có 3 làng nghề nổi tiếng là làng đan nón Phủ Cam, làng đúc đồng và điêu khắc chạm khảm mộc Mỹ Xuyên, đến nay vẫn chưa được du khách chú ý.

Học cách của Hội An

Ông Hồ Việt nói: Có tiềm năng, nhưng ngành du lịch địa phương phải có ý tưởng và quyết tâm, tức là phải có "cái đầu", thì du lịch làng nghề mới thành công. Hội An là địa phương hội đủ ba yếu tố nói trên.

Ba làng nghề tiêu biểu của Hội An là mộc Kim Bồng, rau Trà Quế và gốm Thanh Hà. Ba năm trước, Công ty Dịch vụ du lịch Hội An đã nghĩ ra tour Một ngày làm cư dân phố cổ . Du khách quốc tế đến để được làm nông dân... mà vẫn rất thích thú.

Cách tiếp thị của Hội An là xây dựng website, phát hành sách về du lịch làng nghề. Hiện có 2 tổ chức quốc tế tham gia hỗ trợ Hội An phát triển du lịch cộng đồng tại Kim Bồng và cù lao Chàm.

Ngoài ra, Hội An còn nhanh nhạy kết hợp với các tổ chức du lịch để quản lý và khai thác từng tuyến điểm cụ thể. Làng gốm Thanh Hà và mộc Kim Bồng giao cho Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An; làng rau Trà Quế giao cho Công ty Dịch vụ du lịch Hội An, dịch vụ ẩm thực trên đảo cù lao Chàm được giao cho Đội Khai thác yến thị xã . Hội An còn liên kết với các công ty du lịch tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội để có nguồn khách phong phú, tìm đầu ra cho sản phẩm du lịch làng nghề.

Theo ông Hồ Việt, trong tổng số khách đến tham quan miền Trung, chỉ 30% khách quan tâm tới du lịch làng nghề. Tỷ lệ này thấp, chưa như mong muốn. Với chương trình "Quảng Nam: Một điểm đến, hai di sản thế giới" diễn ra suốt năm 2006, hy vọng du lịch làng nghề vùng đất này sẽ được khai thác xứng tầm.

(Theo Sài Gòn tiếp thị)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.463.419
Tổng truy cập: