QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
(86)- Sớm đưa Mũi Né thành trung tâm du lịch quốc tế
(Ngày đăng: 08/09/2022   Lượt xem: 137)

Du lịch của Bình Thuận được đánh thức từ sau sự kiện nhật thực toàn phần vào cuối năm 1995.

Từ đó đến nay, ngành công nghiệp không khói này đã phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 31,3%/năm, đóng góp vào tổng sản phẩm nội tỉnh trên 9%. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 4.489 tỉ đồng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội giữa các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên, đặc biệt là cách không xa TP HCM, du lịch Bình Thuận còn có thể phát triển mạnh hơn nữa nếu có hướng đi đúng.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Nguyễn Văn Hùng, tỉnh Bình Thuận cần tạo ra bộ nhận diện thương hiệu riêng cho du lịch tỉnh này. "Các sản phẩm du lịch của Bình Thuận hiện nay là gì? Tôi cho rằng chúng ta phải phát huy các lợi thế đã có, đó là du lịch biển gắn với thể thao và giải trí. Tỉnh Bình Thuận có bờ biển 192 km, nhưng bây giờ phải tính thêm, khai thác thêm du lịch văn hóa" - ông Nguyễn Văn Hùng nói.

Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, Bình Thuận cần khai thác tối đa lợi thế gần TP HCM để phát triển du lịch MICE (hoạt động du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện), du lịch kết hợp với chăm sóc sức khỏe. "Gần TP HCM là nơi trung tâm hội nghị, trung tâm các sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế, chúng ta phải tận dụng được lợi thế này để đưa nguồn khách tiềm năng rất lớn về đây qua loại hình du lịch MICE" - ông Hùng nói.

Sớm đưa Mũi Né thành trung tâm du lịch quốc tế - Ảnh 1.

Mũi Né có lợi thế phát triển du lịch MICE Ảnh: HUẾ XUÂN

Một loại hình sản phẩm khác mà Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL đề nghị du lịch Bình Thuận có thể nghiên cứu, đó là phát huy được yếu tố văn hóa của cộng đồng các dân tộc địa phương. Với 35 dân tộc cùng sinh sống, mang những nét đặc trưng văn hóa khác nhau, tỉnh Bình Thuận cần phát huy nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật làng nghề, như làng gốm của đồng bào dân tộc Chăm. Làm tốt điều đó sẽ kéo càng đông du khách đến trải nghiệm những hoạt động văn hóa cộng đồng. "Muốn phát huy được văn hóa của cộng đồng các dân tộc thì Bình Thuận phải có chính sách địa phương về nghệ nhân, để họ trao truyền được các giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau. Vừa qua ở Bắc Ninh, Phú Thọ đã có những chính sách rõ ràng để truyền quan họ, hát xoan. Rồi trên Tây Nguyên khó như thế mà họ cũng truyền được cồng chiêng" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra du lịch cũng như kinh tế Bình Thuận tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác hết, chưa biến thành nguồn lực để phát triển nhanh, phát triển xanh, bền vững. "Hiện tại Bình Thuận có hệ thống giao thông cơ bản đầy đủ. Nếu chúng ta làm sân bay xong, rồi có thể khai thác cảng khách quốc tế để các tàu 5 sao ghé vào thì coi như hệ thống giao thông kết nối kinh tế trong nước tương đối tốt. Và đây cũng là một thế mạnh của tỉnh mà chúng ta cần phải phát huy, khai thác" - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh. Thủ tướng cũng cho rằng Bình Thuận cần khai thác tối đa lợi thế bờ biển đẹp để phát triển du lịch. Trong đó, cần sớm đưa Mũi Né trở thành trung tâm du lịch quốc tế.

                                      Theo: nld.com.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.457.798
Tổng truy cập: