QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Phát triển du lịch làng nghề
(Ngày đăng: 26/09/2017   Lượt xem: 365)

Cả nước hiện có hơn năm nghìn làng nghề và làng có nghề, phân bố dọc theo chiều dài của đất nước, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, như ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Ðịnh, Hưng Yên... Trong đó, khoảng 1.700 làng nghề đã được công nhận.

Những năm qua, nhiều làng nghề đã tận dụng lợi thế sẵn có để khai thác tiềm năng du lịch và đã có những thành công bước đầu, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Với danh xưng là "mảnh đất trăm nghề", TP Hà Nội đã thu hút số lượng lớn khách du lịch đến tham quan các làng nghề truyền thống như làng dệt Vạn Phúc, làng Nón Chuông, hệ thống các làng nghề sơn mài truyền thống như Hạ Thái, Bối Khê, làng gốm Bát Tràng... đã và đang đón nhiều lượt khách đi tua trong ngày với các hoạt động tham quan nơi sản xuất, mua hàng làm quà lưu niệm.

Du lịch làng nghề được nhiều chuyên gia đánh giá là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng bởi tính sinh động, đa dạng và phong phú. Hình thức du lịch này chứa đựng và truyền tải được cuộc sống lao động, phát triển của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Ðến với những sản phẩm du lịch làng nghề, du khách có thể tiếp nhận, thưởng thức từ chương trình kiến trúc, sản phẩm và công cụ sản xuất. Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo, đặc sắc mà còn là môi trường văn hóa lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, phong tục tập quán của từng nhóm cộng đồng người Việt. Với hệ giá trị này, khách du lịch trong nước và ngoài nước không chỉ tham quan kiến trúc, mua sản phẩm, mà còn cảm nhận được sự bền bỉ, kiên trì, sáng tạo của bao thế hệ được hun đúc trong lao động với bàn tay và khối óc.

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống là triển vọng trong thời kỳ hội nhập sâu với thế giới. Là cơ hội quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển du lịch ở các làng nghề vẫn còn manh mún, tự phát. Môi trường làng nghề bị ô nhiễm nặng, chất thải đổ bừa bãi chưa qua xử lý. Một số làng nghề chế biến thực phẩm bị ô nhiễm không khí, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ðể khai thác hiệu quả nhất lợi thế, tiềm năng của hình thức du lịch làng nghề, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo và khôi phục các hoạt động văn hóa dân gian trong khu vực làng nghề để tạo sự đa dạng, tăng sức hút với du khách. Chính quyền cơ sở cần tăng cường hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường, hình thành các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch làng nghề như nhà hàng, cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác. Ngành du lịch các địa phương cần phối hợp các cơ sở đào tạo để tập huấn cho người dân khu vực làng nghề về cách thức, kỹ năng làm du lịch. Phát triển du lịch làng nghề chính là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

                                                                                                    Theo: nhandan.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.466.662
Tổng truy cập: