QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Du lịch làng nghề: Vì sao kém sức hút?
(Ngày đăng: 11/07/2016   Lượt xem: 588)
Du lịch gắn với làng nghề không phải là chuyện mới, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nó được xem là một trong những loại hình thu hút khách du lịch quốc tế. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, du lịch làng nghề còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sác văn hóa độc đáo của từng vùng, miền… Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch làng nghề vẫn không thu hút du khách, vậy đâu là nguyên nhân?.

Chưa tự khẳng định được thế độc tôn

Làng nghề truyền thống ở nước ta có bề dày về lịch sử và tiềm năng du lịch rất lớn. Ngành Du lịch và các địa phương đã có những nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể cho từng vùng miền, từng làng nghề với mục đích xây dựng quy hoạch tổng thể; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động kinh tế thông qua "xuất khẩu tại chỗ" các mặt hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, do đó khiến du lịch làng nghề ngày càng không thu hút du khách.

tin nhap 20160708093120
Bên cạnh việc khẳng định thương hiệu, mỗi làng nghề cần phải có những sản phẩm gần gũi với cuộc sống.

Theo chia sẻ của bạn Bảo Ninh - hướng dẫn viên Công ty du lịch Itour - vài năm trở lại đây, các tour du lịch làng nghề đã có dấu hiệu giảm nhiệt, lý do là bởi tại các làng nghề chưa có nhiều chương trình thu hút, đáp ứng sự khám phá của du khách. Ngay cả việc du khách thăm quan tại các làng nghề, công đoạn sản xuất là một trong những điểm dễ thu hút khách du lịch nhất, song nếu không đặt lịch trước cũng sẽ không được đáp ứng. Vì thế, dẫn đến việc nhàm chán, đơn điệu khi du khách thăm quan làng nghề. “So với các nước trong khu vực, du lịch làng nghề ở nước ta không thua kém, thậm chí là có bề dày về lịch sử, gắn liền với những câu chuyện, văn hóa, phong tục tập quán. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch làng nghề lại không phong phú, sản phẩm thiết yếu với cuộc sống còn hạn chế, chủ yếu là sản phẩm giới thiệu xuất khẩu, vì thế gây nhàm chán, đơn điệu. Nếu không thay đổi, chắc chắn du lịch làng nghề sẽ không thể phát triển như mong đợi” – chị Ninh cho hay.

Liên kết để phát triển bền vững

Theo ông Vũ Quốc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Du lịch), để du lịch làng nghề có thể phát triển theo đúng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, thì điều quan trọng nhất nằm ở chiến lược phát triển của mỗi làng nghề, kết hợp với việc xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để du lịch làng nghề phát huy được hiệu quả, cần phải tập trung xử lý được 3 vấn đề cốt lõi đó là: Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo thông tin từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện tại ở Việt Nam có khoảng hơn 3.000 làng nghề, trong đó có gần 500 làng nghề truyền thống, với các nhóm ngành nghề, sản phẩm thiết yếu gắn liền với cuộc sống như: Gốm sứ, lụa tơ tằm, mây tre đan, gỗ…tiềm năng là vậy, nhưng du khách đến với làng nghề vẫn rất ít. Một số doanh nghiệp chuyên về lữ hành, du lịch cho hay, hiện tại khách trong nước đến với làng nghề chủ yếu vẫn là học sinh tiểu học, THCS; đối với khách nước ngoài, du lịch làng nghề thực sự thu hút du khách, bởi họ thích khám phá, tìm hiểu, tuy nhiên trước thực trạng đơn điệu, sản phẩm làng nghề không thiết thực khiến du khách đến một lần và không muốn quay trở lại.

Bên cạnh đó, một lý do “cố hữu” khiến du lịch làng nghề tại Việt Nam vẫn chưa thu hút được du khách như mong đợi, đó chính là yếu tố môi trường, sản phẩm làng nghề bị trà trộn với sản phẩm kém chất lượng. Đa số làng nghề ở nước ta đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi quá trình đô thị hóa, không gian làng nghề bị phá vỡ bởi sự phát triển manh mún, thiếu tập trung và chưa có sự liên kết đồng bộ giữa doanh nghiệp và người dân tại các làng nghề. Những vấn đề nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy tại một số làng nghề nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh…

Theo ông Vũ Quốc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Tổng cục du lịch), câu chuyện tìm “tiếng nói chung” giữa ngành du lịch và các làng nghề trong vấn đề liên kết, hợp tác cùng phát triển không phải là vấn đề mới. Tại rất nhiều cuộc họp, nhiều ý kiến đã đề cập rất rõ và cụ thể về vấn đề này, nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mực, du lịch vẫn một đường và làng nghề vẫn làm một nẻo và chưa gặp nhau.

Cũng theo ông Trí, để du lịch làng nghề có thể phát triển theo đúng Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, thì điều quan trọng nhất nằm ở chiến lược phát triển của mỗi làng nghề, kết hợp với việc xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để du lịch làng nghề phát huy được hiệu quả, cần phải tập trung xử lý được 3 vấn đề cốt lõi đó là: Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường. “Các doanh nghiệp phải tạo sự liên kết chặt chẽ với các làng nghề để phát huy được những thế mạnh, tiềm năng du lịch, kinh tế tại mỗi làng nghề du lịch. Từ đó, họ sẽ biết được những sản phẩm, loại hình nào thu hút được du khách, loại hình nào có giá trị kinh tế, để từ đó tạo ra những tour du lịch chuyên nghiệp, đảm bảo an ninh, an toàn du lịch giúp du lịch làng nghề phát triển hiệu quả và bền vững” – ông Trí cho hay.

                                                                                            Theo:laodongthudo.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.464.971
Tổng truy cập: