TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
(49-53)- Làng nghề làm nhang nhộn nhịp những ngày cận tết
(Ngày đăng: 02/01/2020   Lượt xem: 326)
Đi qua làng nghề làm nhang tại xã Lê Minh Xuân, xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh, TP.HCM) những ngày gần lễ cũng Ông Công, Ông Táo và Tết âm lịch, người đi đường dễ nhận thấy nơi đây đang nhộn nhịp hơn hẳn.
 
Phơi khô tăm nhang hai bên đường tại xã Lê Minh Xuân
Phơi khô tăm nhang hai bên đường tại xã Lê Minh Xuân

Những tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng nhang của người dân ngày càng gia tăng, đặc biệt là mùa tết âm lịch. Những gia đình tại xã Lê Minh Xuân, xã Bình Lợi cũng vì thế mà tất bật hơn hẳn. Mùi thơm của bột nhang, màu vàng đất của hàng trăm mẻ nhang đang phơi dọc hai bên lề như tô sắc thêm cho những con đường tại hai xã này.

Gắn bó với nghề nhang hơn 15 năm, cô Nguyễn Thị Hoa cho biết, để chuẩn bị hàng cho đợt cuối năm, gia đình cô và nhiều hộ dân khác tại đây đã phải nhập nguyên liệu liên tục, người làm cũng phải tăng ca để đủ cung cấp cho thị trường.

Những lô tăm tre để làm nhang sau khi nhập về phải phơi khô, chọn lựa tăm đủ chất lượng rồi mới đưa vào máy ép, ép khuôn bột nhang. Trước đây, người ta thường làm thủ công, nhưng năng suất thấp, nhang ra cũng không đều, đẹp. Từ khi có máy gia công, tất cả mọi người tại xã đều đã chuyển sang dùng máy, năng suất và chất lượng cũng được đảm bảo hơn rất nhiều. Mỗi ngày, một người thợ đứng máy có thể cho ra hơn 10.000 tăm nhang.

Bột làm nhang tuy không phải gia truyền, đều là bột được pha với keo nhưng mỗi nhà đều có cách gia giảm nguyên liệu tạo nên nhang của riêng nhà mình. Tăm tre được nhập từ Hà Nội còn bột được nhập từ Đồng Nai. Màu của nhang tùy theo khách đặt màu gì, người làm nhang sẽ nhập, pha màu theo ý khách.

Bây giờ nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang công nghiệp, làm nhang và dùng máy sấy, năng suất gấp nhiều lần việc phơi khô, đảm bảo an toàn, có thể sản xuất được ngay cả khi trời mưa. Việc dùng máy sấy nhang đem lại hiệu quả nhưng chất lượng thì lại không bằng việc phơi nắng. Nhang phơi được nắng sẽ mau khô, đốt sẽ cháy hơn, bù lại phải cần có diện tích lớn để phơi, nếu gặp trời mưa bất chợt, coi như cả mẻ nhang sẽ đi tong.

"Giữ nghề làm nhang, giữ nét đẹp cho làng chỉ đủ sống thôi, giàu thì khó. Nhiều lao động trẻ bây giờ đi làm công ty, xí nghiệp, lương ổn định hết rồi. Chỉ có những người thân, con cháu trong gia đình, muốn phụ giúp những dịp cuối năm thì ở lại cùng làm, chứ nghề này không thu hút lao động trẻ được" - chú Hoàng Tư, một người làm nhang hơn 10 năm tại chia sẻ.

 

Sau khi nhập tăm tre, người làm nhang sẽ phơi khô, tăm nhang phơi khô thành bó, nở ra như những bông hoa ven hai bên đường tại xã.

Bột nhang sẽ được pha cùng keo để tạo độ kết dính vào tăm nhang 
Trước khi đưa tăm nhang vào máy, người làm nhang sẽ lắc thật mạnh bó tăm, những chiếc tăm gãy sẽ rơi ra khỏi bó. 
Việc dùng máy giúp người làm nhang tiết kiệm rất nhiều sức lao động 
 Nhang được ép khuôn từ máy sẽ đều và trong đẹp mắt hơn làm theo cách truyền thống
Những tăm nhang thành phẩm sẽ được xếp gọn gàng chưa khi đưa vào máy sấy 
Mỗi người thợ đứng máy, một ngày có thể cho ra hơn 10.000 tăm nhang 
 Nhang được người dân phơi hai bên đường, tỏa hương thơm, làm nhiều người khi đi qua đều phải ngoảnh lại nhìn.
                                                                 Theo: giaoducthoidai.vn
Xem thêm:
>>
(29-33)- Ký sự cuối năm “ Hữu xạ tự nhiên hương” thăm Trầm Tuệ
 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.463.978
Tổng truy cập: