TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Khu các làng dân tộc Việt Nam: “Chỗ dựa tinh thần, tương lai văn hóa”
(Ngày đăng: 18/12/2018   Lượt xem: 447)
Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Khu các làng dân tộc Việt Nam (thuộc Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam) đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy di sản văn hóa dân tộc và là điểm đến hấp dẫn của du khách.

     Đồng bào dân tộc Ê Đê giưới thiệu văn hóa truyền thống của dân tộc mình tại không gian làng Ê Đê.

Nơi hội tụ và lan tỏa văn hóa dân tộc

Khu các Làng dân tộc Việt Nam được xây dựng với mục tiêu “Nhằm tái hiện quần thể cấu trúc làng bản của các dân tộc trong một không gian sống, với quy hoạch và kiến trúc dân gian, kiến trúc cộng đồng, kiến trúc tín ngưỡng; giới thiệu các giá trị văn minh sản xuất, giá trị vật thể và phi vật thể của 54 dân tộc anh em” và được coi là “trái tim”, là “linh hồn” của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Có thể nói Khu các Làng dân tộc là nơi hội tụ gần như đầy đủ nhất các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Từ không gian cảnh quan kiến trúc nhà ở, nhà cộng đồng, kiến trúc dân gian truyền thống, tín ngưỡng. Từ nhà sàn, nhà rông, nhà dài, tháp Chăm, chùa Khmer đến văn hóa phi vật thể giàu bản sắc văn hóa dân tộc, một di sản quý báu được ông cha ta truyền từ đời này sang đời khác, làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa phong phú đa đạng trong thống nhất và là một trong những nét đẹp rất đáng tự hào mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Sau ngày “Mở cổng Làng” đến nay, thực hiện quan điểm “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình” đã có gần 7.000 nghệ nhân, trí thức, già làng trưởng bản, đồng bào dân tộc “hội tụ” về “Ngôi nhà chung” tham gia các sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa và hoạt động thường xuyên hàng ngày tại Khu các làng dân tộc. Đã có trên 2 triệu khách trong nước và nước ngoài, trong đó có nhiều lãnh đạo cao cấp của các nước và các tổ chức quốc tế đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào các dân tộc, thưởng thức các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, sử thi, ẩm thực dân tộc; Giao lưu văn hóa văn nghệ, tham gia vào các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc và trải nghiệm khám phá văn hóa dân tộc hết sức hấp dẫn, ấn tượng.

                                                Trình diễn nghề dệt Zèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi.

Thông qua các hoạt động tại “Ngôi nhà chung”, đồng bào các dân tộc thiểu số có dịp được gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và cùng nhau quảng bá tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thu hút sự quan tâm của du khách đặc biệt là lớp trẻ. Các chương trình giao lưu nghệ thuật có sự tham gia của các nghệ nhân dân gian, các cuộc vinh danh làng nghề truyền thống, hội chợ ẩm thực dân tộc, giới thiệu đồ thủ công mỹ nghệ, sản vật của các địa phương có sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Những hoạt động trên đã được thông tin quảng bá kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, có sức lan tỏa mạnh mẽ góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cần gia tăng giá trị và sức hấp dẫn của Khu các làng dân tộc

Thực hiện chỉ đạo của nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trương Tấn Sang khi đến thăm và chúc Tết cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: “Cần biến Khu các làng dân tộc trở thành nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em” và để hoạt động của Khu các làng dân tộc ngày càng hiệu quả, góp phần lan tỏa, thẩm thấu mạnh mẽ trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và du khách rất cần có các giải pháp đồng bộ cả về cơ chế chính sách, quy chế phối hợp, công tác quảng bá xúc tiến đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động tại Khu các làng dân tộc nói riêng và tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

1. Để Khu các làng dân tộc ngày càng hấp dẫn, thu hút khách du lịch nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển góp phần “Làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, vào từng con người, từng tập thể và cộng đồng dân cư”, hạn chế những tiêu cực, phát huy những mặt tích cực, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức lối sống, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đặc biệt là định hướng lối sống cho giới trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cần có cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn để đồng bào các dân tộc thiểu số yên tâm hoạt động, cống hiến và sáng tạo. Tạo điều kiện cho các hoạt động của chủ thể văn hóa gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương và của đất nước, con người Việt Nam với du khách.

2. Cần có sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sự phối hợp thường xuyên của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có đồng bào dân tộc sinh sống để thống nhất kế hoạch huy động các cộng đồng dân tộc hoạt động luân phiên, định kỳ thường xuyên tại Khu các Làng dân tộc với cách thức tổ chức có chiều sâu, chất lượng. Các chương trình kế hoạch hoạt động phong phú mang đậm tính truyền thống đặc sắc, hấp dẫn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Tăng cường các hoạt động tương tác, trải nghiệm, khám phá phù hợp với các đối tượng khách tham quan.

                                   Múa sư tử mèo của dân tộc Nùng tại không gian Chợ vùng cao.

3. Chủ động quảng bá xúc tiến đầu tư xây dựng các khu chức năng không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trước hết là Khu dịch vụ du lịch tổng hợp và Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch của Khu các làng dân tộc nhằm xã hội hóa đầu tư xây dựng Khu Lâm viên, Khu nghi lễ thờ tổ và sớm hoàn thiện các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng của Khu các làng dân tộc. Chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng các công trình nhà ở dân tộc, hạn chế hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo mỹ quan, cảnh quan không gian văn hóa du lịch để xứng đáng là địa chỉ tin cậy về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

4. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tận tâm trách nhiệm với công việc và am hiểu về văn hóa dân tộc. Tuyển chọn đội ngũ hướng dẫn viên là người dân tộc thông thạo tiếng dân tộc, am hiểu phong tục tập quán của các dân tộc với trang phục đặc trưng của dân tộc tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn đối với du khách.

5. Thường xuyên thông tin quảng bá hình ảnh và các hoạt động của Khu các làng dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.

Khu các làng dân tộc Việt Nam được khởi công xây dựng ngày 19/5/2007 nhân kỷ niệm 117 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đưa vào vận hành, khai thác cục bộ ngày 19/9/2010 nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng long - Hà Nội.
                                                                                        Theo: vanhien.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.455.004
Tổng truy cập: