TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Định vị lại làng nghề Việt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
(Ngày đăng: 19/10/2018   Lượt xem: 536)
Khu vực làng nghề đang đối mặt với nhiều thách thức trước cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Do đó, cần định vị điểm xuất phát đang ở đâu trong tiến trình cách mạng công nghiệp (từ 1, 2, 3, 4 hay 0,4). Từ cơ sở này vạch ra bước đi cụ thể phù hợp.

Đó là khuyến nghị được đưa ra tại Hội thảo Quốc tế Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức chiều nay (18/10), tại Hà Nội.

Xuất khẩu của các làng nghề mang lại 1,7 tỷ USD mỗi năm

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, CMCN 4.0 đã và đang làm thay đổi sâu sắc tư duy và hình thức hoạt động của mọi lĩnh vực trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, các làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 mang lại.

Hà Nội tự hào là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, trong đó có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô như: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, thêu Quất động… Tính đến nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề, đang tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm.

Làng nghề Hà Nội đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thủ đô. Tuy nhiên, làng nghề nói chung và làng nghề Hà Nội nói riêng vẫn đang còn nhiều tồn tại như mẫu mã sản phẩm ít được đổi mới, thiếu khả năng tự khai thác thị trường, công nghệ thiết bị sản xuất chủ yếu thô sơ, lạc hậu…

PGS-TS Nguyễn Thừa Lộc – Giảng viên cao cấp – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – cho hay:

Tính đến cuối năm 2017, cả nước có hơn 5.400 làng nghề, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống được công nhận, thu hút 11 triệu lao động và mang lại kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD/năm. Làng nghề đã và đang đóng góp vào giải quyết việc làm.

CMCN 4.0 có tác động to lớn, toàn diện đến kinh tế - xã hội, không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà lan rộng trên toàn thế giới. Những tác động này một mặt tạo ra cơ hội, tích cực thì thách thức lớn nhất là làm trầm trọng hơn những yếu kém vốn có như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm tụt hậu, chất lượng còn thấp. Nền kinh tế với 90% thiết bị lạc hậu thì làng nghề còn lạc hậu hơn nữa. Cạnh đó, giá cả sản phẩm làng nghề không cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc.

“Làng nghề chưa từng trải qua đầy đủ các cuộc CMCN 2.0, 3.0 thì việc tiếp cận cuộc CMCN 4.0 sẽ gặp khó khăn. Dao Đa Kỹ là một ví dụ, là một làng nghề nổi tiếng, nhưng sản phẩm hay bị rỉ, nên không cạnh tranh được với sản phẩm Thái Lan”, ông Lập lấy ví dụ.

Định vị lại làng nghề Việt

Tại hội nghị, các chuyên gia có chung ý kiến rằng, các cơ quan quản lý, hiệp hội cần xây dựng các chuyên đề tuyên truyền về thương mại điện tử để nâng cao nhận thức và hiểu biết cho doanh nghiệp, người dân tại các làng nghề. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học có đào tạo ngành thương mại điện tử để đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc liên kết trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử.

Các làng nghề xuất phát từ điều kiện thực tế của mình triển khai áp dụng các giai đoạn của thương mại điện tử. Đó là thông tin; sự hiện diện qua Website; mạng nội bộ; tự động hoá giao dịch và mạng extranet-thương mại điện tử tích hợp cấp độ cao.

Đồng thời, cần phát triển liên kết trong nội bộ làng nghề với bên ngoài trong phát triển thương mại điện tử; tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho thương mại điện tử tại các làng nghề; xây dựng môi trường thương mại điện tử hiện đại, đồng bộ. Vấn đề quan trọng là xây dựng thể chế đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Cùng với đó, phát triển mạnh mẽ hệ thống thanh toán điện tử, bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử...

Ông Tôn Gia Hóa – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam – cho hay, để nắm bắt thời cơ thực hiện thành công cuộc CMCN 4.0, việc chủ động liên kết mở rộng sản xuất đủ điều kiện sẵn sàng tiếp thu công nghệ mơi, nâng cao năng lực cạnh tranh và xuất khẩu thông qua các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu… “Chúng ta hiện mới đang chỉ ở trong giai đoạn đầu của công nghệ này, và những tiềm năng mới của trí tuệ nhân tạo sẽ còn đem lại nhiều thay đổi đáng mong chờ hơn nữa”, ông Hóa nhấn mạnh.

Phát huy những kỹ thuật truyền thống để tạo ra những sản phẩm bán được – đây là khuyến nghị của ông Fimio Kato – Giám đốc dự án “Phát triển kênh bán hàng thông qua liên kết giữa địa phương với sản phẩm và du lịch” trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Phát triển của JICA.

TS Nguyễn Vi Khải – Nguyên thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng – nhấn mạnh: khu vực làng nghề trước CMCN 4.0 đang đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, vị chuyên gia này khuyến nghị, định vị lại điểm xuất phát của chúng ta đang ở đâu trong tiến trình cách mạng từ 1, 2, 3, 4 hay 0,4? Từ cơ sở này mới vạch ra bước đi cụ thể.
                                                                               Theo: thegioitiepthi.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.464.510
Tổng truy cập: