TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam “XÂY DỰNG HIỆP HỘI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG XU THẾ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP”
(Ngày đăng: 20/12/2017   Lượt xem: 874)
     
               Ông Nguyễn Ngọc Lâm PCT Hiệp hội làng nghề Việt Nam  ( ảnh Internet)                      

Langnghevietnam.vn - Hiệp hội Làng nghề Việt nam đã ra đời và hoạt động 12 năm, đã tiến hành 3 kỳ đại hội. Đại hội lần IV dự kiến tổ chức vào quí II năm 2018. Đại hội Lần thứ IV là đại hội có ý nghĩa quan trọng nhằm đưa Hiệp hội phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của hội viên và của đất nước trong tình hình hiện nay. Để góp thêm một số ý kiến cho đại hội thành công, tôi xin nêu một số nội dung, phương hướng hoạt động của Hiệp hội trong giai đoạn mới:

1.           Bối cảnh quốc tế, trong nước ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề;

2.           Thực trạng phát triển Hiệp hội thời gian qua;

3.           Phương hướng xây dựng Hiệp hội trong thời gian tới.

I. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề

 1.Tình hình quốc tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế có bước phát triển, song còn nhiều khó khăn với các rào cản: xu thế bảo hộ và cạnh tranh ngày càng diễn ra hết sức gay gắt, khoa học công nghệ phát triển, máy móc đang dần thay thế con người tạo năng xuất lao động cao. Các sản phẩm của làng nghề đang cạnh tranh gay gắt trong thời hội nhập, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các hiệp định kinh tế và các hiệp định kinh tế khu vực bắt đầu có hiệu lực.

2.Tình hình trong nước

Tình hình kinh tế trong nước có triển vọng phát triển, song còn nhiều  khó khăn: nợ công cao, tình hình kinh tế xã hội có nhiều vấn đề phức tạp, năng suất lao động thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước thiếu tính cạnh tranh, môi trường ô nhiễm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển xã hội chung và làng nghề nới riêng.

 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, làng nghề có bước phát triển mới: làng nghề cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm của nhà nước. Nhà nước đang đổi mới trong nhận thức mới về con đường phát triển nói chung và làng nghề nói riêng. Nhà nước đổi mới trong nhận thức về đường lối phát triển: coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của quá trình phát triển, tiến hành kiến tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Đối với lĩnh vực làng nghề, nhà nước cũng có nhiều chương trình hỗ trợ làng nghề:  chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng phát triển nhân rộng. Điều này làm cho nhận thức về giá trị của làng nghề được nâng cao.

Sự phát triển làng nghề nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng trong những năm qua đã chứng minh về vai trò của làng nghề trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp; tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho nhiều lao động, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, trong xây dựng nông thôn mới, trong chủ trương chung về di dân “ly nông không ly hương”. Có thể thấy, cho đến nay sự phát triển của nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam đang phát triển rộng khắp cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 11 triệu lao động ở nông thôn, xuất khẩu khoảng 1,6 tỷ USD (số liệu năm 2016). Song mặt hạn chế của quá trình phát triển xuất hiện: những khó khăn về lao động có kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, mẫu mã yếu kém, vùng nguyên liệu thu hẹp và ô nhiễm môi trường … .

II. Thực trạng về sự phát triển của Hiệp hội Làng nghề

Sau Đại hội III, nhiệm kỳ (2012-2017), Hiệp hội đã có bước phát triển mới, Hiệp hội đã triển khai một loạt các hoạt động củng cố tổ chức, hoạt động của hiệp hội:

1.         Về tổ chức:

-       Xây dựng qui chế làm việc của BCH, Hội đồng tư vấn, văn phòng và các ban chuyên môn, các văn phòng đại diện;

-       Củng cố và lập thêm các ban chuyên môn để nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong phát triển làng nghề, thành lập một số viện, trung tâm trực thuộc hiêp hội, cung cấp các dịch vụ cho hội viên một cách chuyên nghiệp;

-       Củng cố thời báo làng nghề Việt và các trang Web làng nghề theo hướng cung cấp cho hội viên thông tin bổ ích và tuyên truyền vai trò của làng nghề và Hiệp hội làng nghề trong phát triển, qua đó nhằm nâng cao nhận thức cho xã hội nói chung và các hội viên làng nghề trong phát triển;

-       Thành lập và củng cố các hoạt động các tổ chức chính trị xã hội: chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong cơ quan hiệp hội;

-       Hiệp hội chú trọng phát triển hội viên, thúc đẩy hỗ trợ các hội, hiệp hội làng nghề ở các địa phương.

2.         Các hoạt động nổi bật:

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội đã hoạt động tốt trên nhiều mặt, đáp ứng yêu cầu của hội viên và của nhà nước. Hiệp hội đã chú trong vào các hoạt động chính như sau:

-             Nỗ lực thực hiện 6 chương trình đề ra đó là: Chương trình chấn hưng và phát triển làng nghề; chương trình xúc tiến thương mại; chương trình thông tin; chương trình văn hóa du lịch làng nghề; chương trình đối ngoại. Các chương trình hoạt động tốt có tác động tích cực hỗ trợ cho hội viên, được hội viên tích cực tham gia và được đánh giá cao;

-             Hiệp hội coi trọng hoạt động tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan của Đảng, nhà nước trong phát triển làng nghề. Nhiều ý kiến của hiệp hội được các cơ quan nhà nước tiếp thu;

-             Hiệp hội chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước, Mặt trận tổ quốc các tổ chức xã hội khác nhằm tranh thủ sự hỗ trợ cũng như để làm tốt công tác tư vấn phản biện xã hội;

-             Công tác thi đua, khen thưởng được Hiệp hội chú ý, làm việc hết sực công khai minh bạch, xây dựng tiêu chí xét tặng rõ ràng, có tác dụng to lớn trong việc tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong làng nghề và đã cung cấp cho cơ quan nhà nước nhiều nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân từ các nghệ nhân của làng nghề. Cho đến nay  Hiệp hội đã vinh danh 490 nghệ nhân làng nghề và nhiều sản phẩm tinh hoa, cũng như nhiều cơ sở làng nghề kinh tế tiêu biểu. Hiệp hội đã phong tặng 89 Bảng vàng gia tộc.

-              Hiệp hội đã thu hút được nhiều hội viên, cho đến nay Hiệp hội tập hợp được 13.000 hội viên tham gia hiệp hội, phần lớn các thành viên của Hiệp hội đều là những thành viên tích cực, có trách nhiệm góp phần phát triển chung cho làng nghề cả nước.

-             Công tác tuyên truyền đã được chú ý: củng cố Thời báo Làng nghề Việt, tăng cường củng cố trang Web để chúng thật sự là tiếng nói làng nghề;

-             Công tác đối ngoại nhân dân được Hiệp hội chú trọng triển khai hoạt động nhằm đưa văn hóa cũng như sản phẩm làng nghề Việt ra nước ngoài, góp phần mở lối cho sản phẩm làng nghề Việt hòa nhập và được tiêu thụ ở nước ngoài.

Với những hoạt động hiệu quả và thiết thực vì hội viên làng nghề, hiệp hội đã được các cơ quan nhà nước, Mặt trận đánh giá cao:  được Chính phủ tặng Bằng khen với thành tích “ Xuất sắc trong công việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”; được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tặng cờ “ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam bảo tồn, tôn vinh, phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam (nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hiệp hội); được MTTQVN tặng bằng khen và cờ thi đua với thành tích: “ Vì sự nghiệp phát triển làng nghề bền vững”. Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI (tổ chức tập hợp các hội, hiệp hội kinh tế trong cả nước) đánh giá là một trong 3 hiệp hội hoạt động tốt và quản trị tốt;

3.         Một số khó khăn:

-       Phát triển Hiệp hội chưa thật bền vững: chưa có cơ sở vật chất cần thiết như: trụ sở và một số cơ sở vật chất máy móc phục vụ cho hoạt động còn thiếu;

-       Kính phí hoạt động hạn chế;

-       Các thành viên BCH cũng như văn phòng đại diện của Hiệp hội hoạt động còn chưa đồng đều;

-       Các đơn vị trực thuộc Hiệp hội hoạt động chưa đồng đều, mới có khoảng 40% hoạt động có hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa gắn hoạt động với việc cung cấp dịch vụ cho hội viên.

4.         Một số nhận xét bước đầu:

-       Hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ qua thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích đã đề ra trong Điều lệ. Hiệp hội đã tập hợp đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hóa, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để cùng với các cơ quan Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề…;

-       Luôn luôn bám sát nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác đã đề ra trong cả nhiệm kỳ, cho từng năm và quý tháng. Đây là cơ sở đ tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo và tập trung giải quyết nhiệm vụ;

-       Phát huy được năng lực, tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của lãnh đạo Hiệp hội, của Hội đồng tư vấn, của Ban Thường trực và Văn phòng Hiệp hội…đã tạo ra sự đoàn kết, thống nhất và phấn khởi trong hoạt động;

-       Các hoạt động luôn hướng về hội viên, phục vụ hội viên, bảo vệ quyền lợi cho hội viên;

-       Bước đầu Hiệp hội có mối quan hệ tốt với cơ quan nhà nước, Mặt trận và các tổ chức xã hội khác;

-       Các hội viên và thành viên luôn hưởng ứng và ủng hộ các chủ chương, trình do Hiệp hội khởi sướng và tổ chức thực hiện. 

III. Phương hướng xây dựng Hiệp hội trong thời gian tới

 Mục tiêu Đại hội đại biểu Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ IV (nhiệm kỳ 2018-2022):

 Xây dựng Hiệp hội làng nghề Việt Nam trở thành Hiệp hội phát triển bền vững, thực sự là mái nhà chung của làng nghề Việt. Hiệp hội trở thành địa chỉ tin cậy của hội viên, đại diện cho hội viên, bảo vệ hội viên cả trong nước và quốc tế. 

Để thực hiện tốt mục tiêu này tôi thấy mấy vấn đề Hiệp hội cần tổ chức triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ tới đó là:

1.         Củng cố tổ chức:

-    Thông qua quá trình tổ chức đại hội nhằm củng cố tổ chức Hiệp hội, trước hết là : Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban thường trực và các cơ cấu Ban lãnh đạo.

·       Đảm bảo BCH của Hiệp hội là các cá nhân ưu tú, gồm: các nhà khoa học, nhà quản lý có am hiểu về làng nghề, các cá nhân đại diện cho các tổ chức làng nghề, các hội nghề ở địa phương. Bảo đảm cơ cấu hợp lý, kế thừa và phát triển. Các thành viên BCH phải là người am hiểu về làng nghề, có nhiệt tình, có khả năng tập hợp, liên kết và có thời gian để hoạt động và triển khai các hoạt động vì sự phát triển của làng nghề;

·      Củng cố và mời thêm những người có uy tín, có nhiệt tình với làng nghề Việt vào làm thành viên Ban cố vấn, để hỗ trợ nhiều hơn về phương hướng phát triển của Hiệp hội và làng nghề Việt;

·      Lựa chọn Ban thường trực hội gồm người có nhiệt tình, có thời gian, có am hiểu, có uy tín, có khả năng quản lý và đề xuất phương hướng phát triển làng nghề;

·      Củng cố các Ban của Hiệp hội phục vụ cho việc triển khai các chủ trương và các chương trình công tác của Hiệp hội;

-       Củng cố và lập các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (viện, trung tâm, công ty…) theo hướng có chuyên môn sâu, có khả năng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho hội viên như: thương hiệu, du lịch làng nghề, đào tạo,  tư vấn hỗ trợ pháp lý, về chính sách đối với làng nghề…, cũng như có năng lực thực hiện đảm nhận các dịch vụ nhà nước chuyển giao; đồng thời đưa văn hóa và sản phẩm của làng nghề ra thế giới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm;

-       Thúc đẩy việc thành lập các hội, hiệp hội làng nghề tại địa phương; củng cố và phát triển các văn phòng đại diện của Hiệp hội ở các khu vực khác khi có đủ các điều kiện;

-       Tiếp tục vận động các làng nghề, các công ty của làng nghề, những người có nghề tham gia Hiệp hội;

-       Xây dựng dự án và huy động sự đầu tư từ các thành viên Hiệp hội để xây dựng cơ sở vật chất cho Hiệp hội như: trụ sở, phòng trưng bày, quảng cáo các sản phẩm làng nghề, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tập huấn, chuyển giao công nghệ;

-       Củng cố nâng cao chất lượng của thời báo Làng nghề Việt, các trang Web của Hiệp hội để tuyên truyền sâu rộng về các hoạt động của Hiệp hội và các làng nghề cũng như mô hình tiêu biểu, các sản phẩm của làng nghề;

2.       Hoạt động

-          Tiếp tục thực hiện 6 chương trình hoạt động nhiệm kỳ III đã đề ra, chú ý nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình;

-          Duy trì và nâng cao tiêu chí xem xét phong tặng các danh hiệu làng nghề do Hiệp hội phong tặng nhằm động viên khuyến khích các hội viên phấn đấu để cho nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu;

-          Thúc đẩy các thành viên, hội viên tham gia vào chương trình của nhà nước “mỗi làng một sản phẩm”;

-          Đẩy mạnh liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học đưa công nghệ mới, sản phẩm mới với các mẫu mã đẹp, an toàn với hàm lượng văn hóa cao, phù hợp với chuẩn quốc tế hỗ trợ hội viên sản xuất ra các sản phẩm tốt, năng suất cao, nâng cao thu nhập;

-          Thúc đẩy liên kết các làng nghề, và các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để hỗ trợ làng nghề  thông qua việc thành lập chợ sản phẩm làng nghề, các tour du lịch làng nghề với mục tiêu thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm cho hội viên;

-          Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong tư vấn, phản biện, vận động chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển làng nghề;

-          Xây dựng hiệp hội mạnh, trở thành địa chỉ tin cậy trong cung cấp dịch vụ cho hội viên và có uy tín với nhà nước trong việc tiếp nhận dịch vụ công khi nhà nước chuyển giao;

-          Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: làm đầu mối tham gia các hội chợ quốc tế, ký kết với các hiệp hội kinh tế các nước, đưa văn hóa Việt và sản phẩm làng nghề Việt ra quốc tế, hỗ trợ hội viên tiêu thụ sản phẩm;

-          Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về làng nghề, về vai trò làng nghề trong phát triển. Đồng thời tuyên truyền phổ biến những mô hình tốt trong phát triển làng nghề.

-          Tích cực huy động các nguồn lực từ hội viên để góp phần xây dựng và phục vụ cho hội viên

Trên đây là suy nghĩ bước đầu để đưa ra thảo luận trong hội nghị “ Tư vấn về phát triển Hiệp hội Làng nghề tiến tới Đại hội lần thứ IV của Hiệp hội”, với mong muốn đóng góp cho việc xây dựng Hiệp hội làng nghề phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của hội viên và của thực tiễn phát triển làng nghề hiện nay.

Nguyễn Ngọc Lâm,

  Phó Chủ tịch

  Hiệp hội Làng nghề Việt Nam                                                            

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.410.089
Tổng truy cập: