TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Hưng Yên: Giữ gìn nghề truyền thống làm hương ở Cao Thôn
(Ngày đăng: 07/12/2016   Lượt xem: 391)
Nghề làm hương là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở Cao Thôn (thuộc xã Bảo Khê, TP Hưng Yên), đây là một minh chứng cụ thể cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu đời của người Việt. Thời điểm này, người dân nơi đây đang tất bật vào mùa làm hương phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội sắp tới.


Hương Cao Thôn nổi tiếng bởi có mùi thơm đặc trưng mà hương của các nơi khác không có được. Đó là mùi thơm nhẹ mà thanh, lan tỏa từ từ và để lại mùi thơm lâu.


Ở xưởng làm hương tại Cao Thôn, từ sáng sớm, những người thợ làm hương đã có mặt khẩn trương cho ra lò những nén hương mới, để kịp đón những tia nắng đầu tiên trong ngày. Nguyên liệu làm hương chủ yếu là các loại thảo mộc như: trầm, ngâu, huỳnh đàn, hồi, quế, thục, tùng, trắc, nhục đậu... nhưng mỗi cơ sở làm nghề lại có cách sáng tạo riêng để tạo ra mùi hương đặc trưng cho sản phẩm hương của mình.


Từ bột hương, muốn se được nén hương cần có tăm hương. Tăm hương được tuyển chọn từ những cây nứa, quan trọng phải là nứa bánh tẻ. Theo kinh nghiệm của bác Nguyễn Thị Hường (thợ làm hương) thì nếu dùng tăm hương từ các cây nứa già, tăm hương sẽ giòn và dễ gãy. Chiều dài của tăm hương từ 35-40cm, tùy theo nhu cầu sử dụng. Tăm hương chẻ nhỏ sẽ được nhuộm bột đỏ ở chân, không chỉ làm tăng vẻ đẹp của nén hương mà còn giúp đánh dấu phần bột hương được sử dụng.


Để ra một nén hương thơm, người dân làng nghề Cao Thôn đã phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Hiện nay, phần lớn các công đoạn làm hương đều được sự hỗ trợ của máy móc nhờ đó nâng cao năng suất và độ đồng đều của sản phẩm.


Với sự hỗ trợ của máy móc, cùng đôi bàn tay khéo léo, nhịp nhàng mỗi người thợ, trung bình một ngày tạo ra được 30 nghìn nén hương, gấp hơn 3 lần so với làm thủ công.




Sau khi được phơi dưới nắng để bảo đảm chất lượng tốt hơn, hương được vận chuyển về xưởng đóng gói trước khi được đưa ra thị trường.

Nghề làm hương tại Cao Thôn không chỉ giúp lưu giữ nhưng giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha ta để lại mà còn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động trong thôn. Trung bình, mỗi thợ sản xuất thu nhập từ 3,5-4 triệu đồng/tháng.


Sự cẩn thận của người thợ trong từng công đoạn chính là bí quyết làm nên chất lượng và sự nổi tiếng của hương Cao Thôn.


                  Hương được đóng gói, mỗi gói khoảng 30-50 que hương.

Giáp Tết Nguyên đán là thời điểm sản xuất chính của làng nghề. Ngoài tăng về sản lượng, sản phẩm dịp Tết cũng đa dạng về mẫu mã sản phẩm, không chỉ đáp ứng nhu cầu người dân trong và ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Trải qua hàng trăm năm, đến nay hương Cao Thôn vẫn giữ được nét đặc trưng về mùi thơm, độ đậu tàn, nguyên liệu tự nhiên. Làng nghề Cao Thôn là cái nôi văn hóa, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy tín ngưỡng tâm linh và và và và và và của người Việt.

                                                                                        Theo: baoxaydung.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.467.899
Tổng truy cập: