TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Nâng cao nhận thức phát triển chuỗi du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn và chấn hưng các làng nghề truyền thống.
(Ngày đăng: 25/08/2016   Lượt xem: 739)

langnghevietnam.vn - Nâng cao phát triển du lịch sẽ bảo tồn và chấn hưng các làng nghề truyền thống, đơn thuần không chỉ là trao đổi thương mại mà còn có mặt giá trị về văn hoá, du lịch và lịch sử.

Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Thúy  - Học viện quản lý giáo dục – Bộ Giáo Dục

Chúng tôi có  cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Thúy – Học viện quản lý giáo dục về phát triển du lịch văn hóa làng nghề và quản lý du lịch văn hóa làng nghề vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội. Toàn văn nội dung như sau:

Phải xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng liên kết làm du lịch làng nghề vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội.

Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 14/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã nhấn mạnh đến điểm mạnh của du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống đã tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt giá trị về văn hoá và lịch sử. Đội ngũ nghệ nhân, hệ thống bí quyết và quy trình công nghệ tạo ra các sản phẩm được lưu truyền. Ngành nghề truyền thống của Hà Nội trải dài theo dòng chảy của Sông Hồng là lợi thế cho việc phát triển buôn bán thông thương, làm giàu thêm giá trị lịch sử văn hóa của vùng châu thổ sông Hồng và thực sự thế mạnh của hoạt động khai thác du lịch. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới và được xem là ngành thu hút nhiều lao động. Vì thế, phát triển du lịch sẽ có thể góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến bất bình đẳng kinh tế, giới và người nhập cư: tạo việc làm cho phụ nữ địa phương, lao động trẻ có ít cơ hội gia nhập vào thị trường lao động, đồng thời tạo thêm việc làm cho nông dân và người nhập cư, giảm đói nghèo, giảm bất bình đẳng giới, nâng cao mức sống cho dân cư địa phương. Du lịch ở Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế; là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng đang gặp nhiều thách thức lớn do bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tạo ra. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2013), triển vọng tích cực của du lịch Việt Nam sẽ đóng góp vào GDP từ 6,5- 7%  với 42,5 tỷ USD trong thu hút vốn đầu tư. Với những ưu thế về địa lý, khí hậu nhiệt đới bốn mùa, thực vật phát triển mạnh tạo nên hệ sinh thái phong phú và bãi biển phẳng dài cùng với hơn 4000 nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống là những tiềm năng và lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch tại các địa phương.

Trong bối cảnh hội nhập ASEAN và  TPP như hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội cho làng nghề và đặc biệt đã tạo ra những thế mạnh trong phát triển kinh tế du lịch  cho Hà Nội. Các hiệp định giữa các nước trong khu vực sẽ vừa mở ra những cơ hội phát triển cho Việt Nam nhưng cũng lại làm cho chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động làm du lịch cộng đồng chẳng hạn việc kiểm soát chí phí, giá cả, bảo tồn sự đa dạng văn hóa, giải quyết các vấn đề về lao động, nghề nghiệp địa phương...Muốn  giải quyết được những hạn chế và khó khăn nêu trên, các nhà quản lý vùng địa phương cần phải có năng lực quản lý dựa trên một mô hình du lịch làng nghề khép kín để giúp bà con có thể tham gia vào quá trình làm du lịch “mỗi một người dân là một hướng dẫn viên du lịch” và “cả làng nghề sẽ là một bảo tàng sống”. Nói cách khác là phải xây dựng được chuỗi liên kết làm du lịch làng nghề. Trong chuỗi này sẽ  có nhiều thành phần, mỗi thành phần sẽ thực hiện một hoặc một số trong chuỗi các khâu công việc tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, từ   Marketing và bán (tìm khách), Điều hành tour, Lưu trú, Phục vụ ăn uống, Giặt là, Chế biến món ăn, Tái chế và xử lý chất thải, cung cấp năng lượng và nước sạch, Cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tài nguyên tại điểm đến, Đồ đạc và hàng thủ công, Các sự kiện văn hóa, xã hội và thể thao, Du ngoạn và các điểm hấp dẫn khách,  Vận chuyển mặt đất, Vận chuyển đến/từ điểm du lịch..Tuy nhiên, làng nghề đang phải đối mặt với những thách thức như: Chưa tổ chức một cách có hệ thống theo địa lý hay theo nghề trên dọc vùng châu thổ sông Hồng, chưa có bộ sản phẩm làng nghề chuẩn ASEAN phục vụ cho du lịch, chưa xây dựng được quy hoạch trong làng nghề để phát triển du lịch, cán bộ quản lý địa phương thiếu những năng lực để phát huy thế mạnh du lịch văn hóa làng nghề,.. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do rất khó xác định rõ chủ thể quản lý hoạt động làm du lịch làng nghề. Giải quyết tất cả những vấn đề trên của du lịch làng nghề là trách nhiệm của toàn xã hội, của người dân và đặc biệt là nhà quản lý ở các cấp chính quyền địa phương. Cán bộ quản lý ở địa phương  chưa có đủ năng lực để quản lý tốt việc làm du lịch sao cho  phát huy được tối đa các nguồn lực của địa phương. Đa số cán bộ địa phương thiếu năng lực xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương; năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển du lịch, năng lực truyền thông quảng bá sản phẩm của địa phương, năng lực bảo tồn di sản văn hóa, năng lực cam kết về tuân thủ luật an toàn vệ sinh của tổ chức du lich thế giới và những hiểu biết về làm du lịch xanh, tránh xói mòn, ô nhiễm môi trường...  Các nhà quản lý cần phải được đào tạo một cách hệ thống và chuyên nghiệp để giúp họ có đủ năng lực  quản lý du lịch  làng nghề hướng tới du lịch có trách nhiệm thì mới có thể bảo tồn và khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực cả địa phương mình. Du lịch làng nghề cần được tổ chức theo chuỗi liên kết, vì thế cần tìm ra mô hình quản lý phù hợp trong đó xác định rõ chủ thể quản lý theo cấp độ, xác định rõ vai trò của các cấp chính quyền. Trên cơ sở đó, làm rõ trách nhiệm pháp lý của từng khâu và triển khai công tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các chủ thể tham gia trong chuỗi liên kết đó.

Tiến sỹ Thúy hy vọng nếu thực hiện bài bản,sẽ hiệu quả đem lại về:

- Kinh tế: tạo thêm việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, đảm bảo cân bằng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường nhằm mục đích phát triển bền vững, thu hút nguồn lực cho phát triển nghề truyền thống ở vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội.

- Xã hội: nâng cao dân trí, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần giải quyết các vấn đề về giới và an sinh xã hội.

- Giáo dục: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác du lịch và cán bộ quản lý địa phương tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong việc phát huy và khai thác hiệu quả của nghề truyền thống vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội và mô hình quản lý chuỗi cung ứng trên nguồn lực của địa phương để phát triển kinh tế du lịch.

Xin cảm ơn bà.

Một số hình ảnh sản phẩm minh họa có giá trị xuất khẩu được tác giả cung cấp.

Hàng sơn mài;


Hàng sơn mài công ty Thuận Thiên - Làng nghề Hạ Thái - Hà Nội

Hàng thêu tay ;



Tranh thêu Phúc Hưng- Làng nghề Quất Động - Hà Nội          
       Bài và hình : Ban truyền thông HHLN


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.458.879
Tổng truy cập: