TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Thương mại công bằng ngành thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận
(Ngày đăng: 27/11/2015   Lượt xem: 728)
Thương mại công bằng ngành thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận
Hiện Việt Nam có 5 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất TCMN được cấp giấy chứng nhận TMCB

Thương mại công bằng (TMCB) đặc biệt thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ (TCMN). Tuy nhiên, tại Việt Nam, TMCB còn tương đối mới mẻ, thực hành TMCB trong DN còn rời rạc, thiếu liên kết.

Theo bà Nguyễn Thu Thảo - chuyên viên Hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, châu Âu và Bắc Mỹ là hai thị trường nhập khẩu hàng TCMN lớn nhất của Việt Nam. Cả hai thị trường này đang ngày càng thắt chặt hơn các quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu (trong đó có chứng nhận TMCB) đối với hàng TCMN đến từ các nước đang phát triển. Đây là một trong những chứng nhận đảm bảo các khía cạnh về kinh tế, môi trường và xã hội, rất phù hợp với xu hướng sản xuất và kinh doanh của các DN và cơ sở sản xuất TCMN Việt Nam. Cũng giống như nhiều loại chứng nhận khác, TMCB đang được ngày càng nhiều DN và cơ sở sản xuất lựa chọn nhằm tăng giá trị của các mặt hàng TCMN. Hiện nay, Việt Nam có 5 DN và cơ sở sản xuất TCMN được cấp giấy chứng nhận này.

Mặc dù vậy, theo bà Nguyễn Thu Thảo, bên cạnh những lợi ích mang lại cho DN, TMCB cũng gặp rất nhiều khó khăn như yêu cầu ngày càng cao của người mua về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và cuộc đua với các mặt hàng TCMN thông thường của các công ty đến từ Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ…. Bên cạnh đó, theo khảo sát của Hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam đối với thành viên cho thấy, trên 80% nhà xuất khẩu hàng TCMN không có thông tin về thị trường TMCB, 12% có thông tin nhưng không biết làm thế nào để trở thành thành viên. Một số cửa hàng của các công ty lớn như Mai Handicraft ở TP. Hồ Chí Minh, Reaching Out ở Hội An, Craft Link ở Hà Nội cũng gặp hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và thị trường.

Cũng theo khảo sát của Hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam về khả năng tiếp cận TMCB cho thấy, vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế sự tham gia TMCB của DN. Cụ thể, về vốn đầu tư (53% DN), chi phí gia nhập (87% DN), quy trình phức tạp (66% DN) và khó đáp ứng các tiêu chí (92% DN), đặc biệt là vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Theo bà Nguyễn Thu Thảo, cần có các chương trình xúc tiến thương mại một cách có hệ thống để tìm được đầu ra bền vững cho sản phẩm. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng của phát triển TMCB tại Việt Nam bởi quá trình để đạt được mục tiêu này phải trải qua các cấp độ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, so với nhiều quốc gia phát triển và quốc gia trong khu vực, Việt Nam còn thiếu chính sách riêng của Chính phủ để phát triển TMCB ở cả cấp độ quốc gia và địa phương. Chính sách minh bạch và hợp lý sẽ thiết lập khuôn khổ pháp lý cho DN ở Việt Nam. Để đấu tranh cho TMCB, Việt Nam sẽ phải từng bước thực hiện TMCB từ thị trường nội địa. Đây cũng là yếu tố khẳng định cho tiềm năng phát triển mạnh mẽ của TMCB tại Việt Nam.

Ngoài ra, các DN TCMN và hiệp hội mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận TMCB như là một trong các chứng nhận được thừa nhận, để có thể có hỗ trợ về đào tạo. Tại các địa phương, nên có chính sách hỗ trợ thông qua việc công nhận hay khuyến khích các DN và hộ tham gia chứng nhận, đồng thời đưa xúc tiến TMCB vào hoạt động xúc tiến thương mại địa phương.

                                                                                         Theo: baocongthuong.com.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.455.236
Tổng truy cập: